Chuyển đổi số là vấn đề đang được đa số doanh nghiệp và nhà quản lý quan tâm trong lúc này bởi sự tác động to lớn của nó tới thị trường. Điều này dẫn tới các tổ chức cũng sớm phải hành động để thích nghi với giai đoạn này. Văn hoá nội bộ đang trở thành rào cản lớn với nhiều công ty trong quá trình thay đổi, vậy cần phải lưu ý gì?
Thay đổi văn hoá doanh nghiệp là thách thức?
Theo khảo sát của MCKinsey & Company – công ty tư vấn quản lý toàn cầu có trụ sở chính tại Mỹ, văn hoá doanh nghiệp được cho là thách thức lớn nhất khi thích nghi với chuyển đổi số.
Vậy có thế sửa văn hóa ngay không? Hay sự thay đổi đến từ quá trình phát triển, cải thiện chiến lược và quy trình?
Theo kinh nghiệm của McKinsey, những lãnh đạo chờ đợi văn hóa doanh nghiệp thay đổi một cách tự nhiên sẽ phát triển quá chậm trong khi thế giới số tiếp tục chạy nhanh, làm mờ đi ranh giới giữa các ngành, và gia tăng cạnh tranh mạnh mẽ.
Việc áp dụng chiến lược kỹ thuật số và tập trung đầu tư đã giúp thay đổi văn hóa trở nên phản ứng tốt hơn với khách hàng, cũng như sẵn sàng đón nhận rủi ro, và phối hợp giữa các phòng ban trơn tru hơn là kinh nghiệm của nhiều doanh nghiệp lớn.
Lưu ý trong chiến lược thay đổi thành công văn hóa doanh nghiệp
Người lãnh đạo cần phải chủ động trong việc tái tạo và đo lường văn hóa, tiếp cận nó với sự nghiêm túc và kỉ luật như khi xử lý vấn đề trong kinh doanh. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp các nhà quản lý dễ dàng tìm được cách thức thay đổi văn hoá doanh nghiệp phù hợp.
Văn hoá chấp nhận rủi ro
Thời đại số có vấn đề phức tạp: một mặt, sự sẵn sàng trải nghiệm, thích ứng và đầu tư vào những mảng mới, đầy rủi ro đang trở nên ngày càng quan trọng. Mặt khác, chấp nhận rủi ro ngày càng khó khăn vì lợi thế cạnh tranh kém bền, và tổn thất của việc thất bại ngày càng tăng.
Để đạt được sự cân bằng cần phải xây dựng văn hóa mà mọi người thấy thoải mái thử nghiệm những thứ có thể thất bại cần bắt đầu từ sự làm gương của nhóm lãnh đạo. Lãnh đạo cần phải tin tưởng và trao quyền quyết định cho nhóm nhân viên tuyến đầu với điều kiện họ có đủ tư duy, kĩ năng và cho phép truy cập thông tin, dữ liệu cần thiết.
Ví dụ trong ngành bán lẻ và lưu trú, doanh nghiệp đang cho phép nhân viên tuyến đầu thông tin và quyền quyết định để giải quyết vấn đề khách hàng tại chỗ, mà không phải tham khảo cấp quản lý. Những thông tin này giúp liên kết nhân sự tuyến đầu với tầm nhìn chiến lược, cung cấp kim chỉ nam để đưa ra quyết định như giảm giá, đưa ra lợi ích để giải quyết vấn đề của khách hàng. Lợi ích đem lại là nâng cao trải nghiệm khách hàng (nhờ đưa quyết định nhanh chóng) và tính nhất quán cao trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề.
Coi khách hàng là trọng tâm
Thời đại số mới thực sự ép và cung cấp phương tiện để doanh nghiệp theo sát khách hàng hơn. Khách hàng đã có những trải nghiệm hàng đầu từ tập đoàn lớn và vô số lựa chọn nên họ sẽ đòi hỏi nhiều hơn ở sản phẩm và dịch vụ như tinh chỉnh theo tính các nhân hoá, sử dụng dễ dàng,…
Văn hóa doanh nghiệp dựa trên khách hàng không chỉ còn là một “điều tốt” mà đã trở thành một yếu tố sống còn. Tin tốt là khi bạn theo sát được người dùng, thì rủi ro của các thử nghiệm sẽ giảm đi và tốc độ cũng tăng lên khi mà khách hàng là người đồng sáng tạo sản phẩm qua việc phản hồi.
Luôn tương tác
Tư duy hẹp hòi trong một bộ phận của nhân sự – người ngại ngần chia sẻ thông tin hay hỗ trợ giữa các phòng ban – có thể được coi là văn hóa xấu. Hai triệu chứng rõ ràng nhất cho sự thiếu tương tác, ích kỉ trong công việc là thiếu thông tin và không phối hợp trong các vấn đề toàn doanh nghiệp.
Điều này có thể được phá vỡ bằng cách đưa vào các cơ chế để khuyến khích cộng tác giữa các bộ phận trong văn hoá. Tất cả đều chung một tầm nhìn về khách hàng và định nghĩa sự thành công. Nhân viên cũng phải chịu trách nhiệm chung cho kết quả tạo ra bởi nhóm, xóa bỏ đi tư duy “không phải việc của tôi” mà nhiều doanh nghiệp gặp phải.
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp sẽ luôn luôn chậm và phức tạp hơn thay đổi về công nghệ. Điều đó khiến các nhà lãnh đạo phải càng trở nên chủ động thúc đẩy văn hóa. Lãnh đạo sẽ không thể đạt được tốc độ và sự linh hoạt họ muốn nếu không xây dựng văn hóa công tác giữa các phòng ban, bộ phận, chấp nhận rủi ro và tập trung vào khách hàng.
ACheckin là giải pháp quản lý tài nguyên doanh nghiệp bao gồm nhân sự và tài sản, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng văn hoá nội bộ hiệu quả hơn. Với các tính năng nổi bật về truyền thông nội bộ, lãnh đạo sẽ dễ dàng thông báo, trao đổi thông tin cũng như tạo ra môi trường tương tác, gắn kết hơn giữa nhân viên.
Đăng ký miễn phí và nhận tư vấn về sản phẩm tại đây