“Tuyệt chiêu” giữ nhân viên gắn bó trong khủng hoảng

Danh mục bài viết

Giữa cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, chủ tịch WD-40 Company, ông Garry Ridge gợi nhớ lại lúc nỗi sợ bắt đầu bao trùm lên nhân viên của mình. Ông kể, “Tôi đã quyết định, không thể bỏ lỡ một cuộc khủng hoảng tốt. Bất kể nơi nào người chúng ta đến, họ đều nghe thấy điều kinh hoàng, nhưng khi họ đến làm việc với chúng ta, họ sẽ được nghe về hy vọng.”

Đó là một điều vô cùng khó trong tình trạng kinh tế bấy giờ, nhưng Ridge đã thực hiện điều đó bằng cách giao tiếp với mọi người mỗi ngày. Ông đã đưa ra chính sách “Không nói dối, Không giả tạo, Không giấu diếm”. Ông còn tăng đầu tư vào đào tạo & phát triển nhân sự trong thời kì này. Ridge cũng đã hướng dẫn các quản lý của mình cách dẫn dắt với lòng biết ơn, chỉ cho họ hiểu lợi ích của việc thường xuyên thể hiện sự biết ơn đến “bộ lạc” của họ, nhằm giữ tinh thần mọi người đều cao và tập trung vào hành động cần thiết.

Kết quả là, năm 2010, WD-40 Company đã công bố năm tài chính thành côn nhất trong lịch sử 50 năm hoạt động của họ, và sự thành công vẫn tiếp tục phát triển. Trong thập niên vừa qua, công ty đã nâng giá trị thị trường của họ lên 300%. Tỉ lệ nhân viên tích cực và giữ chân nhân sự cũng cao kỉ lục, với 99% các “thổ dân” của họ nói rằng họ yêu thích công việc ở đó.

Những nhà lãnh đạo tài ba sẽ xuất hiện trong thời kỳ tăm tối nhất. Nếu bạn chú ý đến những người như Gandhi, Abraham Lincoln, hay Martin Luther King – hầu hết họ đều có một điểm chung: họ tạo ra sự kì diệu trong khoảng thời gian khó khăn nhất.

Trong bài viết này, hãy cùng ACheckin khám phá ngay 4 “tuyệt chiêu” giúp các nhà lãnh đạo có thêm ý tưởng để giữ tinh thần của nhân sự, đặc biệt vào những lúc khủng hoảng xảy ra.

1. Giữ mọi người kết nối

Hiện nay, nhiều người đang phải làm việc từ xa, và việc của người quản lý là giúp họ cảm thấy được kết nối. Hãy đầu tư cho họ thiết bị làm việc tốt nhất, và đảm bảo họ có thể tìm được nơi làm việc yên tĩnh trong mỗi buổi họp online. Hãy tạo lập kênh trao đổi giải trí, đăng tải tin tức nhiều lĩnh vực, tạo ra các cuộc tranh luận vui vẻ, kể cả gửi những chiếc meme, GIFs vui nhộn.

"Tuyệt chiêu" giữ nhân viên gắn bó trong khủng hoảng 1Là một nhà quản lý, hãy tập trung vào kết quả chứ không phải số giờ làm việc. Hãy thiết lập các buổi họp 1-1 để lắng nghe từng người cập nhật thông tin làm việc trong tuần, chia sẻ những khó khăn, đặt ra câu hỏi và mục tiêu của tuần tiếp theo. Giúp họ không bị quá tải và gợi ý những lúc nghỉ ngơi, lúc nào nên tập trung làm việc.

2. Chia sẻ mọi điều

Việc thiếu cởi mở và trung thực sẽ dẫn đến nhiều lo lắng sợ hãi hơn. Hãy tạo ra thói quen gửi thông tin cập nhật cho nhân viên của bạn, hàng ngày càng tốt, kể cả khi không có nhiều điều mới để chia sẻ. Điều này sẽ giúp những “chiến lược” gắn bó nhân viên trong khủng hoảng trở nên hiệu quả hơn.

"Tuyệt chiêu" giữ nhân viên gắn bó trong khủng hoảng 2

Hãy cởi mở hơn với đội nhóm của bạn về việc bạn sẽ làm gì tiếp, công ty có biện pháp gì. Nhân sự sẽ mất dần lòng tin đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng do hiểu nhầm ý định của người khác – nhất là lãnh đạo. Khi nhân viên không biết điều gì sẽ xảy ra với họ, sẽ có những nghi hoặc. Trong một môi trường mà thông tin không được minh bạch hoặc đưa ra đúng cách, những lời đồn sẽ lấn át tất cả.

3. Tìm kiếm những thành công nhỏ

Hãy cho nhân sự biết họ đang tạo ra thay đổi cho doanh nghiệp mỗi ngày. Khi cựu CEO của Ford, ông Alan Mulally tiếp quản công ty vào 2006, tập đoàn dự báo sẽ lỗ 17 tỷ USD. Ông chia sẻ rằng việc công nhận những nỗ lực và thành công dù nhỏ trong những khoảng thời gian khó khăn thể hiện đội lãnh đạo hiểu những gì đang diễn ra, và đều biết ơn bất cứ bước tiến nào.

"Tuyệt chiêu" giữ nhân viên gắn bó trong khủng hoảng 3

Trong các buổi họp báo cáo tuần của ông, các nhân sự trong nhóm cần trình bày bước tiến của mình đến kết quả cuối bằng màu. Dự án đang thực hiện theo kế hoạch sẽ có màu xanh lá, màu vàng thể hiện có vấn đề, màu đỏ có nghĩa đang chậm tiến độ. “Tất cả đều dựa trên sự biết ơn”, ông nói. “Khi ai đó thể hiện màu đỏ, chúng tôi đều nói cảm ơn vì đã làm nổi bật vấn đề. Khi chuyển trạng thái từ đỏ sang vàng, chung tôi cảm ơn tất cả. Công nhận và chúc mừng mọi bước tiến thể hiện rằng đội nhóm cần phải bước tiếp. Mọi người sẽ cảm thấy ‘wow, công ty cần mình, và mình nhận được sự hỗ trợ.’”

4. Hãy tích cực

Chúng ta thường tập trung vào vấn đề và nguy cơ trong khó khăn hơn là những gì tích cực xảy ra quanh mình. Làm cách nào để lãnh đạo có thể bỏ việc tìm kiếm và xử lý vấn đề và quay ra tìm kiếm cơ hội để có thể thấy biết ơn? Việc nhìn ra hoang mạc và tìm kiếm vấn đề nguy hiểm không nên làm lu mờ sự chú ý cho những đóng góp của nhân viên.

"Tuyệt chiêu" giữ nhân viên gắn bó trong khủng hoảng 4

Trong lúc khó khăn, giữ mọi người có động lực và tích cực là vô cùng quan trọng. Chủ tịch kiêm CEO của The Nature Conservancy nói: “Khi ta kìm nén lại lòng biết ơn trong những lúc này, không khác gì tự bắn vào chân mình. Trong những thời khắc khó khăn, tôi đôi khi không đủ tỉnh táo để quan tâm đến tất cả, toàn bộ những người đang giúp tôi. Chúng ta cần thoát khỏi việc coi mình là trung tâm. Khi tôi trở nên chú tâm, quan tâm và biết ơn, thì mọi người cũng tập trung, năng động và hiệu quả hơn.”

Kết lại, có thể coi “khủng hoảng” là giai đoạn tất yếu mà bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đều sẽ trải qua. Thay vì hoang mang và lo lắng, hãy tập trung xây dựng và gắn kết nhân sự của bạn nhiều hơn. Chính trong thời gian này, nhân sự là yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp mạnh mẽ tiến lên, vượt qua gian khó.

Xem thêm: App quản lý nhân viên nào tốt? Phần mềm nhân sự hiệu quả 2021

Bài viết liên quan

Hasley Doan
Hasley Doan
Hasley là Content Writer & Chuyên viên Nghiên cứu Quản trị Nhân sự tại ACheckin. Petter Drucker & John Doerr là 2 chuyên gia truyền cảm hứng cho Hasley. Mục tiêu của Hasley là chia sẻ những kiến thức hữu ích, được chuẩn hóa thông qua Blog và Phần mềm ACheckin cho doanh nghiệp Việt Nam. Khi không viết bài Hasley thường chăm chú mèo tên Meomeo của cô ấy.

Đọc thêm

Xây dựng quy trình tính lương chuẩn với 7 bước đơn giản

Trong quản lý nhân sự của một doanh nghiệp, quy trình tính lương là một trong những công việc quan trọng nhất. Quy trình tính lương giúp đảm bảo tính công bằng và đúng đắn của lương, đồng thời...

Payroll là gì? 5 bí quyết xây dựng hệ thống Payroll hiệu quả

Trong bài viết này, ACheckin sẽ giải thích rõ về khái niệm Payroll là gì và vai trò quan trọng của nó trong việc đảm bảo đúng lương cho nhân viên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ cung...

Mô hình ASK là gì? Phương pháp đánh giá và phân tích nhân sự toàn diện

Mô hình ASK đơn giản nhưng là một công cụ mạnh mẽ, có thể giúp bạn đưa ra nhận định, đánh giá và quyết định hiệu quả hơn. Với mô hình này, bạn sẽ học được cách đặt câu...

Theo dõi để nhận thông tin độc quyền

Kiến thức, kinh nghiệm, xu hướng mới nhất về quản tị nhân sự.