Dịch Covid 19 đã có những tác động mạnh tới nền kinh tế và các doanh nghiệp. Nhằm giúp các nhà quản lý chuẩn bị sẵn sàng cho một năm mới đầy năng lượng để bứt phá với nguồn lực nội tại chính là nhân viên, ACheckin mang tới cái nhìn tổng quan về Trải nghiệm nhân viên tại Việt Nam năm 2020 cùng những gợi ý cho năm 2021.
Quan sát về Trải nghiệm nhân viên Việt Nam
Rõ ràng dịch Covid đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế khiến các công ty phải đau đầu đối mặt với bài toán doanh thu, lợi nhuận. Sự suy giảm trong hoạt động kinh doanh khiến nhiều doanh nghiệp phải đứng trước các lựa chọn cắt giảm chi phí, bao gồm cả nhân sự. Sự cộng hưởng giữa lo sợ dịch bệnh với lo lắng bởi sự bất ổn trong chính sách nhân sự khiến tinh thần nhân viên đi xuống rất nhiều. Từ đó, năng suất và tinh thần làm việc cũng giảm sút, càng làm lung lay hoạt động của các công ty.
Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp buộc phải tìm phương án giữ chân người tài cũng như giải quyết bài toán tâm lý của nhân viên để cùng nhau vượt qua khó khăn hiện tại và củng cố mối quan hệ lâu dài trong tương lai. Từ đó, vai trò của nhân sự trong tổ chức, cùng với tầm quan trọng của trải nghiệm nhân viên bắt đầu nhận được quan tâm và chú trọng.
Từ trước tới giờ, các hoạt động thuộc trải nghiệm nhân viên vẫn được áp dụng nhưng không phải ai cũng nhận ra và đầu tư một cách bài bản cho tới tận thời điểm khủng hoảng. Và đây lúc phù hợp để xem các doanh nghiệp đã, đang làm gì và hướng đi nào để cải thiện trải nghiệm nhân viên trong tương lai.
Thực trạng Trải nghiệm nhân viên Việt Nam
Nhìn chung, mức độ hoàn thiện trải nghiệm nhân viên ở Việt Nam hiện đang đạt mức khá, chứng tỏ các doanh nghiệp có sự quan tâm nhất định tới sức khoẻ và tinh thần nhân viên. Mặc dù có phần tích cực ở một số yếu tố nhưng nhìn chung hoạt động chưa có điểm nhấn mạnh mẽ khiến nhân sự ấn tượng.
Trải nghiệm môi trường làm việc an toàn, ổn định
Trong số 7 yếu tố thuộc trải nghiệm nhân sự, yếu tố trải nghiệm môi trường làm việc an toàn và ổn định được nhân viên đánh giá cao nhất.
Điều này một phần xuất phát từ khả năng kiểm soát dịch tại Việt Nam cùng sự thích nghi nhanh chóng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phần lớn tổ chức đang ở giai đoạn chuyển đổi tư duy trải nghiệm nhân viên theo cách làm cũ với trung tâm là những chế độ, chính sách, chương trình căn bản của HR mà đây là 2 trong 3 yếu tố thuộc nhóm làm việc an toàn, ổn định.
Trải nghiệm cơ hội phát triển
Cơ hội phát triển trong công việc là một điểm trừ lớn nhất trong suy nghĩ của nhân viên cho thấy môi trường làm việc ở Việt Nam còn chưa chú trọng vào đầu tư lâu dài cho sự gắn bó của nhân sự.
Trước hết, sự thiếu quan tâm và đầu tư phù hợp trong thiết kế lộ trình đào tạo, phát triển cụ thể và dựa trên mong muốn của nhân viên, đặc biệt ở các doanh nghiệp dưới 450 người đang là rào cản cho việc giữ chân người tài. Ngoài ra, cơ chế luân chuyển, điều động nhân sự đang là “điều hiếm gặp” trong khi nó có thể giúp nhân viên không bị nhàm chán công việc, học hỏi thêm kiến thức và gắn bó với tổ chức.
Trải nghiệm về môi trường làm việc và cấp quản lý
Về môi trường làm việc vật lý, các doanh nghiệp đều đang gặp nhiều hạn chế trong tình hình hiện tại nhưng có cái nhìn tích cực ở tương lai thông qua những mong muốn cụ thể trong việc cung cấp cơ sở vật chất để tạo ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Một điểm cần lưu ý nữa đó là hạn chế của những nhà quản lý trực tiếp trong hoạt động chia sẻ rõ ràng về mục tiêu và mong muốn kết quả công việc. Bên cạnh đó, nhân viên cũng cảm thấy thiếu sự truyền cảm hứng cần thiết từ phía lãnh đạo công ty. Điểm chung của hai vấn đề này chính là giao tiếp hiệu quả giữa các cấp trong doanh nghiệp. Giao tiếp trong tổ chức sẽ là nền tảng cho sự thấu hiểu và cùng nỗ lực để đạt những mục tiêu chung.
Xu hướng và giải pháp cho năm 2021
Đại dịch trong năm 2020 đã đặt các doanh nghiệp vào sự thay đổi mới mang tên làm việc từ xa. Và ngay cả khi kết thúc, trong tương lai có thể xuất hiện những khủng hoảng tương tự như dịch bệnh khác, thiên tai,… Điều này cho thấy làm việc từ xa sẽ tồn tại song song với hình thức làm việc tập trung. Doanh nghiệp cần sớm xây dựng một cấu trúc và mô hình kết hợp linh hoạt giữa hai hình thức này để củng cố môi trường làm việc an toàn, ổn định cho nhân sự. Bên cạnh đó, xu hướng này cũng thúc đẩy những sự linh hoạt khác trong doanh nghiệp như luân chuyển nhân sự, xử lý công việc,…
Những điểm yếu cần phải được khắc phục, đó chính là lộ trình đào tạo, phát triển. Bắt đầu từ thời điểm dịch bệnh, sự bùng nổ của các lớp học, workshop chia sẻ trực tuyến khiến kiến thức trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Bởi vậy doanh nghiệp nên có sự đầu tư phù hợp để thiết kế một lộ trình phù hợp cho nhân sự của mình.
Cuối năm là thời điểm quan trọng mà các doanh nghiệp đều đang sẵn sàng và nỗ lực để khôi phục và phát triển mạnh mẽ hơn trong năm 2021. Để mọi nhân viên cùng hiểu và nỗ lực đóng góp cho tổ chức, các cấp lãnh đạo từ cao xuống thấp đến các quản lý trực tiếp cần phải chia sẻ cụ thể hơn về tầm nhìn, mục tiêu và định hướng hoạt động.
Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống đã, đang và sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng hơn nữa trong quyết định lựa chọn doanh nghiệp của nhân viên. Việc mang đến những hoạt động nội bộ để đảm bảo tính giải trí ngoài công việc cùng gia tăng gắn kết cho nhân sự cần được quan tâm hơn nữa. Các giải pháp công nghệ hỗ trợ nâng cao trải nghiệm nhân viên sẽ là lựa chọn tuyệt vời.
Đừng quên, ACheckin có thể mang đến công cụ quản trị hiện đại với trung tâm là con người – một xu hướng không thể thay đổi đi cùng với sự phát triển trong tương lai. ACheckin dành tặng riêng bạn những ưu đãi độc quyền sử dụng các gói trả phí trong năm 2021. Liên hệ với ACheckin để nhận quà và trải nghiệm miễn phí!
Cám ơn bạn đã quan tâm và chúc bạn cùng công ty một năm 2021 thành công rực rỡ!