Có rất nhiều bạn đọc sẽ thắc mắc: Quản lý nhân sự là làm gì? Công việc quản lý nhân sự bao gồm những gì? Có khó khăn vất vả hay không? Và đây có phải là một công việc quan trọng của doanh nghiệp?
Để giải đáp cho những thắc mắc của bạn, Blog News.acheckin xin được trình bày chi tiết trong bài viết bên dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé.
Quản lý nhân sự hay còn quản lý nguồn nhân lực của một tổ chức doanh nghiệp là người khai thác, quản lý, sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất.
Công việc của quản lý nhân sự không hề đơn giản như bạn nghĩ. Nó bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau nhằm đạt được mục tiêu chung. Cụ thể là gì?
Quản lý, đưa ra chính sách liên quan đến tài nguyên nhân sự
Nhân sự đóng vai trò chủ lực trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bộ phận này không chỉ quản lý nhân lực mà còn phải đưa ra các chính sách tìm kiếm, khai thác nguồn tài nguyên nhân sự trong tầm hạn nhằm mang lại lợi ích cho tổ chức nhưng vẫn đảm bảo đúng theo quy định.
Nhân sự cũng chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống các quy định nhằm quản lý con người, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đồng thời thực hiện các quyết định của cấp trên, xây dựng kế hoạch đào tạo, tuyển dụng, dự toán chi phí đào tạo nhân viên, lên kế hoạch tìm kiếm nhân lực chất lượng.
Tư vấn nhân lực cho các bộ phận khác
Nếu muốn biết công việc quản lý nhân sự bao gồm những gì thì bạn hãy đọc thật kỹ phần này nhé.
Tư vấn các vấn đề liên quan đến nhân viên nghỉ việc, các chế độ thưởng phạt lương bổng, thăng chức, tư vấn bổ sung tuyển dụng nhân sự… như thế nào để hoạt động trong doanh nghiệp được diễn ra một cách trơn tru nhất được xem là những nhiệm vụ thường ngày của một người làm quản lý nhân sự.
Cung cấp dịch vụ nội bộ trong doanh nghiệp
Quản lý nhân sự đóng vai trò chủ đạo trong doanh nghiệp đặc biệt là cung cấp dịch vụ tuyển dụng cho các bộ phận phòng ban. Có thể hiểu đơn giản như thế này: Sau khi nhận được thông báo về việc bổ sung nhân sự, bạn phải nhanh chóng lên kế hoạch tuyển dụng đảm bảo đủ số lượng và chất lượng theo yêu cầu.
Hoặc bạn có thể chủ động đưa ra ý kiến đề xuất về việc bổ sung nhân sự như thế nào cho phù hợp với tình hình hoặc quản lý chế độ lương thưởng, phúc lợi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… tựu chung lại là các vấn đề có liên quan đến nguồn nhân lực.
Kiểm tra và đánh giá nhân viên
Chưa dừng lại ở việc tư vấn, tuyển dụng hay đưa ra chính sách thôi đâu. Công việc quản lý nhân sự đòi hỏi bạn phải đảm nhận chức năng kiểm tra, giám sát các bộ phận khác về việc thực hiện chính sách của công ty như thế nào, chương trình nâng cao nghiệp vụ năng lực của nhân viên ra sao, họ đã tuân thủ các quy định chính sách văn hóa của công ty hay chưa… Dựa vào đó vừa để đánh giá chất lượng, đo lường, phân tích ưu điểm, nhược điểm nguồn nhân lực trong doanh nghiệp vừa để thúc đẩy các bộ phận khác quản trị nhân sự hiệu quả hơn.
Có thể bạn chưa biết rằng đánh giá tuy là một chức năng nhỏ nhưng rất quan trọng. Bởi nó là cơ sở chính xác, minh bạch để lãnh đạo đưa ra quyết định khen thưởng những nhân viên làm việc tốt và cống hiến nhiều cho công ty. Khen thưởng là một cách hiệu quả nhất để duy trì động lực làm việc của người lao động.
Chấm công, tính lương là công việc của quản lý nhân sự
Không thể không nhắc đến việc theo dõi chấm công hàng ngày của một người làm nhân sự. Mặc dù đa số hiện nay đều sử dụng máy chấm công, app chấm công, phần mềm chấm công nhưng nhân sự vẫn phải theo dõi, giám sát, tổng hợp số ngày đi sớm về muộn, số ngày nghỉ trong tháng….. để làm bảng lương chính xác. Ở một số công ty, quản trị nhân sự cũng là người trực tiếp chi trả lương hàng tháng cho nhân viên.
Đúng vậy. Cũng như bao công việc khác, công việc quản lý nhân sự rất quan trọng trong doanh nghiệp và thực hiện không hề dễ dàng chút nào. Chắc chắn sẽ có khó khăn vất vả. Nhưng nếu đã yêu nghề thì bạn sẽ làm được thôi!