Tạo động lực cho nhân viên là chìa khóa đưa tổ chức đến thành công. Sự thấu hiểu giữa cách thành viên và quản lý sẽ mang về năng suất giúp công ty đạt được các mục tiêu ban đầu. Vậy làm cách nào để tạo động lực cho từng thành viên? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt tâm lý nhân viên hiệu quả nhất.
Tạo động lực cho nhân viên có quan trọng đến thế?
Động lực của nhân viên chính là mức độ cam kết, năng lượng của mọi người trong ngày làm việc. Việc duy trì và tạo động lực luôn là vấn đề đối với các công ty và nhà lãnh đạo. Vì không phải nhiệm vụ nào cũng gây hứng thú với những người đảm nhiệm nó. Do đó các doanh nghiệp luôn phải tìm ra cách duy trì mức độ động lực của nhân viên.
Một nhân viên có mức động lực thấp sẽ làm việc với tốc độ chậm. Cũng như không dành nhiều thời gian cho nhiệm vụ của mình. Điều này không chỉ gây uổng phí nguồn nhân lực mà còn lan tỏa cảm xúc tiêu cực đến thành viên khác. Tệ hơn hết chính là cản trở đến hiệu suất làm việc của cả đội.
Mặt khác, khi tạo động lực cho nhân viên đầy đủ họ sẽ trở nên nhiệt tình, tự hào về công việc và các đầu mục được giao sẽ hoàn thành nhanh chóng.
Dù công ty của bạn đang đứng trên con đường phát triển hay không thì việc nắm bắt được cách tạo động lực cho nhân viên rất quan trọng. Thời điểm nhiệt huyết của nhân viên giảm xuống sẽ kéo theo doanh thu và thành tích của công ty. Hơn hết có chiến lược tạo động lực cho nhân viên một cách đúng đắn sẽ giúp bạn giữ chân được nhân tài.
Những yếu tố ảnh hưởng đến động lực của nhân viên
Sự công nhận và phần thưởng của quản lý
Sự công nhận và phần thưởng luôn đi đôi với nhau. Thông thường nhận định đúng đối với công việc tốt sẽ có thời gian hạn chế. Bên cạnh đó sự khen ngợi dù đến từ bất kỳ ai cũng sẽ dần mất tác dụng nếu như không đi kèm với phần thưởng.
Tất nhiên việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì “món quà” là xứng đáng. Trong một số trường hợp nhất định nhân viên sẽ dần mất đi động lực nếu như họ không được khen thưởng vì đã nỗ lực.
Cơ hội phát triển
Sự phát triển rất quan trọng trong yếu tố tạo động lực cho nhân viên. Các nghiên cứu chỉ ra rằng 20% nhân viên thích cơ hội nghề nghiệp và được học hỏi nhiều hơn là mức lương. Cơ hội bổ sung kiến thức, kỹ năng chính là lý do để họ có thể đóng góp hiệu quả hơn tại nơi làm việc. Song song đó cũng giúp nhân viên nâng cao chất lượng ý kiến của bản thân cho doanh nghiệp của bạn.
Khi một tổ chức đầu tư vào nhân viên vô hình chung sẽ tạo nên lòng trung thành, sự kiên trì và động lực. Đại học Harvard đã từng nghiên cứu nhân viên được đánh giá cao và có giá trị khi doanh nghiệp quan tâm đến cơ hội phát triển của họ. Sự phát triển truyền cảm hứng trong tạo động lực cho nhân viên sẽ giúp họ làm việc chăm chỉ hơn để không làm thất vọng những điều mà công ty đã đặt vào.
Lãnh đạo có tâm và tầm
Gallup đã từng thực hiện nghiên cứu cho thấy cứ 10 nhân viên sẽ có 2 người đồng ý rằng hiệu suất công việc của họ được quản lý thúc đẩy. Cuộc khảo sát này đã cho ta thấy mức độ và tầm ảnh hưởng động viên của nhà lãnh đạo giỏi cho nhân viên.
Một người dẫn đầu có tâm và tầm sẽ truyền cảm hứng cho cấp dưới trung thành và tạo nên động lực ở mức cao hơn. Vấn đề này đòi hỏi bạn phải có kỳ vọng và công việc được giao hợp lý mang đến đánh giá cao tôn trọng của nhân viên.
Cân bằng cuộc sống và công việc
Sự cân bằng trong công việc và cuộc sống chính là tiền đề tạo động lực cho nhân viên. Những nhân viên có động lực sẽ ít nghỉ ốm, rời khỏi tổ chức. Mặt khác họ có khuynh hướng cống hiến và làm việc nhiều giờ.
Tương tự như thế các nhân viên có thể cảm thấy kiệt sức vì thiếu mục tiêu nếu như không có sự cân bằng lành mạnh giữ cuộc sống và công việc. Nếu tình trạng này xảy ra họ có thể mất đi niềm đam mê. Là một tổ chức điều quan trọng của bạn chính là đảm bảo nhân viên đang làm theo khung giờ hợp lý với đầy đủ phúc lợi theo nhà nước.
Môi trường làm việc
Nhân viên sẽ có tâm lý phát triển nâng cao hiệu suất trong môi trường làm việc tích cực. Chúng ta sẽ có hai nơi đề cập là môi trường vật chất và phi vật chất. Vật chất chính là không gian văn phòng cùng những khu vực xung quanh. Các nhân viên sẽ làm việc tốt hơn trong không gian mở điều này kích thích các giác quan của họ.
Vô hình chính là động cơ sự tham gia, thân thiện, giao tiếp giữa đồng nghiệp với nhau. Điều này sẽ còn bị ảnh hưởng thông qua nhiều yếu tố như phản hồi, phát triển và thách thức mỗi ngày. Quá trình sẽ hiệu quả khi cuộc đối thoại cởi mở liên tục sự tin tưởng được phát triển. Nói theo cách khác giao tiếp giữa các thành viên trong doanh nghiệp chính là nền tảng tạo động lực cho nhân viên phát triển.
13 cách tạo động lực cho nhân viên mà quản lý cần biết
1. Thấu hiểu điều mọi người muốn
Có một cách để tạo động lực cho nhân viên dễ dàng chính là tìm hiểu những điều họ muốn. Mỗi nhân viên sẽ có động lực cũng như lý do khác nhau để làm việc. Nhưng chung quy chúng ta đều có thứ cần trong công việc. Tìm hiểu kỹ càng nhân viên cần tiền lương trang trải cuộc sống hay tích lũy kinh nghiệm sẽ là bước đầu tiên để bạn xây dựng động lực nơi làm việc.
2. Đưa ra mục tiêu thực tế
Một điều không thể thiếu nếu bạn muốn tạo dựng động lực cho từng cá thể chính là mục tiêu chung cho cá nhân và tập thể.
>>> Đọc thêm: Lãnh đạo theo mục tiêu: Phong cách lãnh đạo cho genZ
Các ban lãnh đạo sẽ cùng nhân viên thảo luận & giám sát đưa ra kết quả thực hiện mục tiêu cụ thể trong từng khoảng thời gian nhất định. Đây là lúc tìm ra tiếng nói chung của toàn thể công ty tạo dựng một khối thống nhất và đồng hành cùng nhau trên con đường chinh phục mục tiêu. Môi trường làm việc có định hướng rõ ràng sẽ thúc đẩy nhận định. Tạo cảm giác mong muốn đồng hành cùng công ty như thế sẽ mang lại cho cá thể niềm tin và sự hy vọng.
Hiện nay, có rất nhiều mô hình và phương pháp giúp cá nhân và tổ chức thiết lập cũng như quản lý mục tiêu như: KPI, OKR, MBO,… Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ bằng phần mềm KPI để đánh giá hiệu quả công việc hiện tại với mục tiêu đã đề ra.
3. Tạo động lực cho nhân viên bằng cách luôn giải thích vì sao
Dù cho nhân viên của bạn có biết được điều cần phải làm hay không thì mỗi khi giao nhiệm vụ bạn cần giải thích thêm. Hãy truyền đạt lý do vì sao, tại sao nên thực hiện như thế. Nếu mọi người biết và hiểu được sẽ giúp cho các hoạt động trở nên rõ ràng và tạo động lực cho nhân viên góp phần vào mục tiêu chung của công ty. Điều này cũng mang lại rất nhiều lợi ích dù là nhỏ nhất.
4. Luôn có mục tiêu rõ ràng trên mỗi chặng đường
Đề ra mục tiêu rõ ràng và thường xuyên chính là cách tạo động lực cho nhân viên hiệu quả nhất. Để công ty phát triển bạn sẽ cần những mục tiêu lớn với hành trình dài. Thế nhưng rõ ràng những đầu mục nhỏ chính là chìa khóa cho đích đến cuối cùng. Tất cả điều đó nên được thông báo công khai và thêm vào tổng thể điều này sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy ít áp lực. Doanh nghiệp nên áp dụng cách này cùng với việc giải thích. Khi một nhân viên đạt được mục tiêu cảm giác hài lòng sẽ tăng lên và đóng vai trò tạo động lực cho nhân viên và tập thể.
5. Trao quyền tự do cho nhóm để tạo động lực cho nhân viên
Thời gian là thứ vô cùng quý giá, khi không kiểm soát được thời gian và năng lực của bản thân động lực sẽ giảm không phanh. Việc cho phép một chút thời gian riêng tư, hoạt động tự do tại nơi làm việc dù một cách linh hoạt hay nghỉ không giới hạn cũng thể hiện được niềm tin ban lãnh đạo đối với nhân viên. Điều này vô hình chung tiếp thêm động lực. Kết quả công việc tốt sẽ đi kèm với cảm giác kiểm soát được thời gian và khả năng của mình.
6. Tạo môi trường làm việc thân thiện
Động lực sẽ không thể thiếu trong một môi trường làm việc thân thiện, mở, kích thích trí sáng tạo. Không một ai muốn ngồi mãi trong căn phòng chật chội và chờ đợi thời gian để ra về. Nếu nơi làm việc của bạn tạo ra được văn hóa thân thiện, có khu vực nghỉ ngơi và vui chơi sẽ tạo ra mong muốn làm việc của nhân viên.
Động lực làm việc và tâm trạng luôn đi đôi với nhau, tâm trạng kém sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung và giảm đi cảm giác tràn đầy năng lượng khi làm việc.
7. Cung cấp lợi ích
Hãy luôn tạo cảm giác rằng mọi người đang được làm việc tại môi trường tốt nhất. Cung cấp các đặc quyền lợi ích mà một nhân viên đáng ra phải có. Chẳng hạn như phạm vi rộng có sẵn thông qua nền tảng giúp cho cuộc sống của nhân viên tốt hơn ngoài công việc nâng cao tâm trạng và cảm giác trung thành với công ty.
8. Có lộ trình sự nghiệp rõ ràng
Không ai muốn dừng chân tại một chỗ quá lâu.. Tất cả chúng ta đều muốn hoàn thiện và tập trung phát triển trên con đường đã chọn. Hãy hỏi nhân viên muốn gì trong sự nghiệp của mình và chọn ra những việc họ cần làm để đạt điều đó. Những cuộc trò chuyện phát triển với các thành viên trong nhóm là cần thiết để tạo động lực cho nhân viên và thiết kế ra con đường sự nghiệp. Điều này sẽ là bàn đạp cho giai đoạn tiếp theo nhân viên sẽ cảm thấy họ có một hành trình dài cần đi để đạt được kết quả tốt nhất.
9. Đào tạo và nâng cao kỹ năng
Cách tốt nhất để tạo động lực cho team chính là đào tạo và nâng cao kỹ năng, trình độ làm việc cho từng cá thể. Tận dụng các kỹ năng đó nhân viên sẽ mang về kết quả làm việc tuyệt vời. Hoạt động này còn giúp công ty thu hút nhiều nhân tài và tạo ra lợi nhuận siêu khủng. Và tất nhiên ai mà chẳng muốn được làm ở nơi mà mình còn được nâng cao kỹ năng phát triển.
10. Truyền tinh thần động lực cho nhân viên
Thực chất vai trò của nhà quản lý nằm ở việc truyền động lực cho nhân viên, gắn kết các cá thể trong team lại với nhau. Khi đã làm quen họ sẽ có xu hướng gắn kết các mối quan hệ và hợp tác lâu dài trong công việc. Một cách hữu ích nhất chính là tạo nên những buổi hoạt động, du lịch tăng cường tinh thần hợp tác và gắn kết đội nhóm giữa các phòng ban.
11. Tạo sự tin tưởng cho nhân viên
Sự tự tin chính là điều kiện quan trọng để nhân viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Ngược lại việc tự ái, tự tin sẽ khiến họ rơi vào trạng tháng chán nản và không muốn hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Bên cạnh đó nếu một nhân viên không được tin tưởng cũng sẽ không tạo động lực cống hiến hết sức mình. Nhà quản lý cần thống nhất trong mỗi công việc giao xuống, lời nói và hành động để tạo nên sự đồng điệu tin tưởng giữa các thành viên và tổ chức.
12. Lắng nghe khó khăn của nhân viên
Những nỗi bận tâm của nhân viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả năng suất lao động. Việc lắng nghe các ý kiến cho lời khuyên không chỉ tạo ra sự đồng cảm mà còn gỡ bỏ được nút thắt. Nếu như nỗi bận tâm đó xuất phát từ vấn đề doanh nghiệp từ người quản lý cần nhanh chóng có câu trả lời.
Sự quan tâm của quản lý sẽ thay đổi thái độ của nhân viên đối với công ty. Nhân viên không chỉ yên tâm làm việc mà còn sinh ra tâm thế muốn cống hiến gắn bó mật thiết với doanh nghiệp.
13. Đưa ra phản hồi hữu ích
Sẽ chẳng còn gì tuyệt hơn là những phản hồi chân thật, lời nhận xét, góp ý, khen ngợi từ cấp trên. Việc góp ý này vô tình tạo động lực cho nhân viên cũng như cho họ thấy được sự thiếu sót và dễ dàng ghi nhận lời chỉ bảo.
Đặc biệt khi cấp dưới mắc khuyết điểm hãy khoan chỉ trích hay áp dụng hình phạt với họ. Thay vào đó hãy đưa ra hướng giải quyết biến sai lầm thành mục tiêu khắc phục.
Kết luận
Trên đây là những cách tạo động lực cho nhân viên mà một nhà quản lý, doanh nghiệp cần biết. Tạo động lực đúng cách không chỉ giúp bạn có thêm một nhân viên trung thành mà còn giúp công ty phát triển không ngừng.
>>> Xem thêm: 4 đặc điểm để trở thành nhà lãnh đạo đích thực