Có nên thay đổi văn hóa doanh nghiệp hay không khi mà các công ty lớn như: Google, Facebook… cũng đã điều chỉnh văn hóa của mình và có những tác động tích cực?
Khái nệm văn hoá doanh nghiệp là gì?
Văn hoá doanh nghiệp là khái niệm tương đối trừu tượng. Có thể hiểu nó là những giá trị, niềm tin mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận. Văn hoá doanh nghiệp khi được xây dựng đủ mạnh sẽ có những tác động đến suy nghĩ, hành động và thái độ của nhân viên. Từ đó, sẽ tác động gián tiếp nhưng mạnh mẽ tới sự thành bại của doanh nghiệp về lâu dài.
Biểu hiện
Văn hoá doanh nghiệp được biểu hiện qua 2 yếu tố: hữu hình và vô hình cụ thể:
- Hữu hình: Đồng phục, khẩu hiệu, quy định, hoạt động nội bộ,…
- Vô hình: Thái độ, suy nghĩ, hành động, thói quen của mọi người trong tổ chức
Tại sao phải thay đổi văn hoá trong doanh nghiệp?
Văn hoá công ty là thứ được xây dựng từ cốt lõi và cần được duy trì, phát triển trong thời gian dài. Vậy tại sao phải thay đổi? Thay đổi văn hoá doanh nghiệp ở đây không có nghĩa là loại bỏ toàn bộ những giá trị và định hướng từ trước đó. Văn hoá nội bộ cần được liên tục trau dồi, cập nhật để phù hợp với xã hội.
Văn hoá doanh nghiệp giống như đời sống tinh thần của con người. Trong từng giai đoạn phát triển hay những tác động của xã hội, con người sẽ dần có những thay đổi để thích nghi và tồn tại. Văn hoá công ty cũng như vậy, sẽ có những giá trị cốt lõi nhưng cách thể hiện hoặc 1 phần của nó cần được thay đổi để phù hợp hơn. Thông thường những khủng hoảng như dịch Covid, xu hướng lâu dài và tác động mạnh mẽ như công nghệ hoá sẽ ảnh hưởng đến văn hoá tổ chức.
Một số thách thức thường gặp dẫn đến sự thay đổi văn hoá:
- Khó khăn từ sự suy giảm của nền kinh tế trong thời gian dài
- Sát nhập hoặc tách tổ chức không có nhiều điểm chung trong văn hoá
- Những yếu tố có sự “lỗi thời”, ngăn cản sự phát triển trong tương lai
- Thay đổi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
- Yếu tố tác động mạnh từ xã hội như khủng hoảng, chuyển đổi số
Yếu tố cần cân nhắc khi thay đổi văn hoá công ty, doanh nghiệp?
Để thay đổi văn hoá đã có từ lâu trong doanh nghiệp, ban lãnh đạo và các bộ phận liên quan cần xem xét lại một số yếu tố:
- Đánh giá văn hoá nội bộ hiện tại: Đâu là điểm yếu? Loại điểm yếu đó cần loại bỏ hay thay đổi để phù hợp? Những điểm mạnh nào trong văn hoá cần được duy trì và phát triển mạnh?
- Sự thay đổi của xã hội: Lí do gì khiến doanh nghiệp phải thay đổi? Đặc điểm cần xây dựng trong văn hoá doanh nghiệp để thích nghi với sự thay đổi đó?
- Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị tuyên bố: Những thứ “cốt lõi” cần được nhìn lại và xác định rõ để đảm bảo những thay đổi trong văn hoá tổ chức sẽ đi theo định hướng này
- Các hoạt động, suy nghĩ và thái độ của nhân viên: Lường trước những hành động, suy nghĩ và thái độ của nhân viên để ra các hoạt động và cách thức truyền tải phù hợp nhất.
Thay đổi văn hoá doanh nghiệp bằng cách nào?
Lãnh đạo và quản lý phải đi đầu
Văn hóa doanh nghiệp đi từ cấp trên xuống, đi từ gốc rễ đi lên, tức xuất phát từ ban lãnh đạo. Họ là những người đưa ra các giá trị, định hướng ban đầu và cố định. Bởi vậy, nếu quản lý cấp cáo này không chủ động thực hiện văn hoá nội bộ thì khó có nhân viên nào thực hiện theo. Nhân sự cần có tấm gương để noi theo và duy trì các hoạt động. Lãnh đạo không thể hỏi câu “Thay đổi văn hoá doanh nghiệp bằng cách nào?” bởi chính họ phải trả lời điều đó.
Anh Nguyễn Đình Thành, Co-founder của Elite PR School từng chia sẻ trong talkshow “Đi làm hậu cách ly – Tiếp lửa cho nhân sự” của ACheckin một ví dụ về văn hoá đọc. Nếu công ty muốn xây dựng văn hoá đọc nhưng bản thân người chủ doanh nghiệp chẳng bao giờ cầm tới cuốn sách thì nhân viên sẽ khó lòng duy trì hoạt động này thành thói quen. Như vậy, văn hoá ở đây chỉ là đi cóp nhặt, không có giá trị.
Bộ phận nhân sự HR tạo ra môi trường phù hợp
HR đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố văn hóa doanh nghiệp bởi bản thân bộ phận này có trách nhiệm liên quan đến quản lý nhân sự. Những hoạt động được đưa cần làm thiên về hướng dẫn và tạo môi trường cho các hoạt động văn hóa phát triển, thay vì kiểm soát và ép buộc.
Giao tiếp hiệu quả với nhân viên
Toàn bộ nhân viên cần được biết về quá trình thay đổi văn hóa nhằm đảm bảo sự cam kết và thực hiện của họ. Thông tin phải minh bạch, rõ ràng để họ hiểu những gì cần làm và tầm quan trọng của họ trong quá trình này. Vì không phải thay đổi trong một sớm một chiều, nên giao tiếp thường xuyên, tương tác hai chiều là điều cần duy trì và đẩy mạnh.
ACheckin cung cấp công cụ giúp quá trình thay đổi văn hoá doanh nghiệp trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn cho cả công ty và nhân viên. Bạn quan tâm tới giải pháp hỗ trợ xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong thời điểm chuyển đổi số có thể nhận tư vấn chi tiết từ ACheckin khi đăng ký tại đây
Với bài viết này, hy vọng các nhà quản lý có cái nhìn cụ thể hơn về lợi ích của thay đổi văn hoá doanh nghiệp cũng như tạo điều kiện thuận tiện và tiết kiệm nguồn lực trong quá trình xây dựng, phát triển văn hoá tổ chức.