Khi chọn phần mềm quản lý thông tin khách hàng (CRM) cho doanh nghiệp, có nhiều yếu tố cần xem xét bao gồm chi phí, tính năng, thiết lập và tích hợp. Vì có rất nhiều lựa chọn trên thị trường, chúng tôi đã nghiên cứu và phân tích nhiều phần mềm. Cuối cùng, ACheckin đã đưa ra bảng so sánh chi tiết về top 5 phần mềm quản lý thông tin khách hàng hiệu quả.
Tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm về các đề xuất của chúng tôi; cũng như những điều quan trọng cần xem xét khi bạn chọn phần mềm CRM cho mình.
So sánh tổng quan 5 phần mềm quản lý thông tin khách hàng
Thương hiệu | Điểm | Trường hợp sử dụng tốt nhất | Giá | Chính sách | Nền tảng ứng dụng | Thời hạn hợp đồng |
Salesforce | 95 | Doanh nghiệp nhỏ | $25/user | – Miễn phí dùng thử
– Hỗ trợ 24/7 qua điện thoại với gói Premium |
– Mobile iOS, Android | Thường là theo năm |
HubSpot | 92 | Doanh nghiệp lớn | $45/user | – Miễn phí dùng thử
– Hỗ trợ 24/7 qua email, chat |
– Mobile iOS, Android | Hàng tháng, hàng năm |
Keap | 94 | Dễ sử dụng | $129 | – Miễn phí dùng thử
– Hỗ trợ 24/7 qua điện thoại, chat |
– Mobile iOS, Android | Hàng tháng, hàng năm |
Zoho | 92 | Nhóm làm việc remote | $0-$52/user | – Miễn phí dùng thử
– Hỗ trợ 24/7 qua điện thoại với gói Enterprise |
– Mobile iOS, Android | Hàng tháng, hàng năm |
Zendesk | 90 | Doanh nghiệp ưu tiên nâng cao trải nghiệm khách hàng | $19-$99/user | – Miễn phí dùng thử
– Hỗ trợ qua email và chat trong giờ hành chính |
– Mobile iOS, Android | Hàng năm |
Review cơ bản top 5 phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng
1. Saleforce CRM: Phần mềm quản lý khách hàng tốt nhất dành cho SMEs
Salesforce có nhiều lựa chọn nhất về các modules quản lý và chăm sóc khách hàng, được nhắm mục tiêu và các giải pháp có thể tùy chỉnh để phù hợp với bất kỳ doanh nghiệp nào trong bất kỳ ngành nào.
Các tính năng bán hàng hiện đại của Saleforce cho phép bạn tận dụng sức mạnh của sự tương tác trên mạng xã hội để đạt được khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Điểm cần cân nhắc nếu bạn chọn Saleforce là hầu hết các tính năng CRM của Salesforce đều yêu cầu mua trọn gói theo năm.
2. Hubspot CRM: phần mềm có khả năng tích hợp tốt nhất
Gói miễn phí của HubSpot là hoàn hảo cho các doanh nghiệp mới đang tìm kiếm một nền tảng đơn giản để bán hàng, tiếp thị.
HubSpot có một trong những thư viện tốt nhất, chủ yếu là tích hợp miễn phí, với hơn 1000 ứng dụng phần mềm phổ biến.
Giá của Hubspot khá cao nên có thể không phù hợp với budget của nhiều doanh nghiệp SMEs.
3. Keap CRM: phần mềm quản lý khách hàng dễ sử dụng nhất
Keap có các tính năng thương mại điện tử dễ sử dụng để lập hóa đơn và thanh toán.
Phần mềm có thể được thiết lập chỉ trong 20 phút trong các doanh nghiệp nhỏ. Tất cả khách hàng đều được cung cấp một người quản lý hỗ trợ chuyên dụng để đảm bảo sử dụng thành công phần mềm.
Một điểm trừ của Keap là sử dụng tính năng định giá dựa trên địa chỉ liên hệ. Có nghĩa là sẽ có thêm chi phí cho các công ty có hơn 10.000 địa chỉ liên hệ.
4. Zoho CRM: Phần mềm quản lý thông tin khách hàng tốt nhất khi làm việc từ xa
Nhóm không có mặt tại văn phòng của bạn có thể nhận được thông báo real-time khi khách hàng tương tác với doanh nghiệp của bạn.
Các tính năng tự động dễ sử dụng của Zoho có thể giúp nhóm của bạn tiết kiệm thời gian thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại; cải thiện quy trình bán hàng của bạn.
Nhược điểm của Zoho là chỉ những công ty đăng ký gói Enterprise mới có quyền truy cập vào các công cụ có AI – trí tuệ nhân tạo.
5. Zendesk: Phần mềm tối ưu trải nghiệm khách hàng tốt nhất
Zendesk đặc biệt phù hợp như một phần mềm chăm sóc khách hàng để quản lý các hoạt động sau bán hoặc gia hạn dịch vụ.
Phần mềm cung cấp một bộ công cụ cộng tác để giữ cho các thành viên trong nhóm tích cực tham gia và làm việc cùng nhau ở mọi nơi.
Nhược điểm của Zendesk là trang tổng quan chính không có điều hướng thân thiện với người dùng.
Cách chọn phần mềm/ứng dụng quản lý thông tin khách hàng
Nếu bạn chưa hiểu rõ về phần mềm quản lý khách hàng, chúng tôi đã chia sẻ bài viết tổng hợp giới thiệu đầy đủ về công cụ này. Đọc thêm bài viết của chúng tôi “Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng từ A – Z cho người mới bắt đầu”
1. Đặt ngân sách
Giá của một phần mềm dao động từ miễn phí đến hơn 3 triệu đồng/tháng. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đặt ngân sách của mình trước. Sẽ dễ dàng hơn khi thu hẹp các tùy chọn của bạn bằng cách loại bỏ phần mềm CRM có giá vượt ngoài budget.
2. Lập danh sách tính năng
Tránh lãng phí tiền cho những sản phẩm quá nhiều tính năng, đáp ứng thừa nhu cầu sử dụng của bạn. Để rõ ràng, hãy liệt kê các nhiệm vụ bạn cần phần mềm quản lý thông tin khách hàng thực hiện. Từ đó tạo danh sách tính năng cần thiết của sản phẩm bạn muốn tìm.
3. Đánh giá thị trường hiện tại
Thị trường ứng dụng quản lý thông tin khách hàng thay đổi nhanh chóng khi công nghệ được cải thiện. Vì vậy, các giải pháp cao cấp hay lâu đời mà bạn đã nghe nói đến trước đây có thể không còn là lựa chọn tốt nhất. Đừng bỏ qua những cái tên mới lạ.
4. Đọc nhận xét
Hãy dành thời gian để đọc bất kỳ đánh giá nào của người dùng mà bạn bắt gặp. Bạn sẽ có được thông tin chi tiết hơn về chất lượng thực tế, thay vì chỉ nghe những lời quảng cáo của nhà cung cấp.
5. Dùng thử một vài phần mềm từ 14 – 30 ngày
Hầu hết nhà cung cấp phần mềm đều cho phép dùng thử miễn phí. Vì vậy, hãy thử càng nhiều càng tốt trước khi chi tiền cho một giải pháp lâu dài. Xem demo sản phẩm có thể là một ý hay, nhưng chắc chắn dùng thử sẽ giúp bạn có thời gian nghiên cứu sản phẩm kỹ càng hơn.
6. Đưa ra quyết định của bạn
Khi bạn đánh giá xong, đã đến lúc đưa ra lựa chọn cuối cùng. Có thể 5 bước trên đã mất khá nhiều thời gian của bạn. Tuy nhiên, hãy tin rằng đây là thời gian phải chi trả xứng đáng.
Trên đây là những nghiên cứu về top 5 phần mềm Quản lý thông tin khách hàng nổi tiếng nhất. Vẫn còn nhiều nội dung hữu ích khác về chủ đề quản lý khách hàng mà chúng tôi luôn sẵn sàng gửi đến bạn.
Hãy đăng ký theo dõi ACheckin ngay tại đây để sớm nhận được những nội dung mới nhất.