Sau cơn mưa trời lại sáng, nhưng câu hỏi về phát triển và quản lý nhân sự sau mùa dịch Covid 19 như thế nào mới hiệu quả chính là vấn đề đau đầu của không ít doanh nghiệp.
Quản lý trong thời gian Covid hoành hành đã đành, đến hậu Covid, bộ phận nhân sự sẽ phải bắt tay vào việc quản lý nhân viên để nâng cao hiệu suất công việc, duy trì văn hóa doanh nghiệp vốn có, tăng tính tự giác và tinh thần làm việc của người lao động….. Hãy thử áp dụng các biện pháp sau đây để vượt qua thách thức nhé.
Tuyển dụng nhân sự từ xa sau mùa dịch
Trong cuộc khủng hoảng Covid, những thay đổi về nhu cầu của khách hàng đã làm gia tăng tạm thời nhu cầu tuyển dụng trong các lĩnh vực như bán lẻ đồng thời sa thải hàng loạt trong các ngành nghề khác như nhà hàng, du lịch, khách sạn.
Nhu cầu tuyển dụng giảm đi một mặt do tác động của dịch bệnh, do suy giảm nhu cầu lao động, mặt khác xuất phát từ việc các doanh nghiệp đang xem xét lại quy trình tuyển dụng toàn diện hơn. Một số công ty đã và đang xem xét lại có cần thiết phải phỏng vấn trực tiếp hay không. Bởi thế mà xu hướng tuyển dụng từ xa dự kiến sẽ tiếp tục phát triển sau đại dịch.
Tăng cường các hoạt động đào tạo và phát triển
Dịch Covid-19 đã khiến các cơ quan đào tạo phải đối mặt với sự căng thẳng giữa áp lực chi phí liên tục trong thời kỳ suy thoái và nhu cầu đào tạo để giúp người lao động thích nghi với môi trường mới.
Bộ phận phụ trách mảng nhân sự cần cân nhắc về tác động của quá trình chuyển đổi lực lượng lao động đang xảy ra do đại dịch và tầm quan trọng của hoạt động đào tạo trong quản lý nhân sự hậu Covid-19. Hoạt động học tập và phát triển sau đại dịch không chỉ dừng ở đào tạo kỹ năng mà còn cần tập trung vào 3 lĩnh vực sau:
Kỹ năng quản lý công việc từ xa: Giải quyết các vấn đề về lãnh đạo hiệu quả từ xa và “giữ lửa” cho nhân viên trong hoàn cảnh khó khăn.
Kỹ năng quản trị thay đổi: Nhân viên cần học thêm các kỹ năng khác ngoài kỹ năng chuyên môn nhằm đáp ứng với những thay đổi trong công việc.
Kỹ năng lãnh đạo: Doanh nghiệp cần xác định 3-5 kỹ năng cần thiết cho các vị trí quản lý, mở các khóa đào tạo kết hợp giữa nghiên cứu trong lớp học với các dự án thực tế dựa trên tình hình doanh nghiệp.
Mời bạn đọc xem thêm:
Cách đưa doanh nghiệp và nhân viên trở lại làm việc sau Covid
Quản lý và khen thưởng
Trước khi Covid-19 xảy ra, phần lớn nhân viên cho rằng quy trình khen thưởng quản lý hiệu suất chưa phản ánh chính xác những đóng góp của họ. Vì vậy sau Covid, doanh nghiệp cần thực hiện một số điều sau đây để có thể đánh giá chính xác vai trò của họ.
– Liên kết các mục tiêu của nhân viên với doanh nghiệp rõ ràng và linh hoạt bằng cách thường xuyên với nhau
– Phát triển kỹ năng huấn luyện cho các cấp quản lý
– Chú trọng vào những cống hiến của toàn thể nhân viên
Tối ưu hóa trải nghiệm của nhân viên
Trải nghiệm và sự gắn kết nhân viên là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quản trị nhân sự – đặc biệt đối với quản lý nhân viên làm việc từ xa. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng nhân viên của mình không phải chịu áp lực hay lo lắng do công việc.
Lời khuyên hữu ích để tăng cường trải nghiệm của nhân viên là điều chỉnh cách tiếp cận tùy vào từng cá nhân để gắn kết và hòa nhập với tất cả nhân viên. Bên cạnh đó bộ phận Nhân sự cũng nên xem xét ứng dụng những công cụ phân tích để nghiên cứu và thúc đẩy sự kết nối nhân sự sau mùa dịch.
Hoàn thiện kế hoạch, chiến lược quản trị nguồn nhân lực
Những thay đổi gần đây trong xu hướng kinh doanh sau dịch Covid-19 đã và đang đặt ra yêu cầu thay đổi về việc quản lý nguồn nhân lực sau dịch Covid. Do đó việc lập kế hoạch, chiến lược và chuyển đổi lực lượng lao động trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Dưới đây là 3 thành phần quan trọng trong kế hoạch và chiến lược nguồn nhân lực:
Đánh giá lại các vị trí chiến lược: Doanh nghiệp cần phải đánh giá lại các vị trí quan trọng nhất trong giai đoạn hiện tại và hậu khủng hoảng.
Nhóm kỹ năng: Ngoài vai trò cá nhân, doanh nghiệp nên xem xét các nhóm kỹ năng chính cho từng nhân viên nhằm xác định các kỹ năng cần thiết cho tương lai và đánh giá xem liệu nhân viên của bạn đã đảm bảo yêu cầu cần thiết hay chưa. Từ đó tìm ra phương pháp mới để xử lý những bất cập hiện tại.
Các công cụ hỗ trợ trí tuệ nhân tạo: Chúng có thể giúp đánh giá kỹ năng của cá nhân nhân viên, trong khi hệ thống quản lý hiệu suất có thể được thiết kế lại để theo dõi kỹ năng cùng với hiệu suất của họ. Những dữ liệu này có thể được lưu lại để theo dõi quá trình phát triển của nhân viên.
Đúng vậy, việc quản lý và phát triển nhân sự sau mùa dịch không hề dễ dàng chút nào. Nó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nắm bắt tình hình thực tế kết hợp với xu hướng mới để đưa ra giải pháp cụ thể.
Bài viết có tham khảo thêm từ Vncmd