Phong cách quản lý nhân sự nên tự do hay kỷ luật?

Phong cách quản lý nhân sự: kỷ luật hay tự do?

Mục lục

Có rất nhiều phong cách quản lý nhân sự, chủ yếu chia ra làm 2 trường phái chính: tự do và kỷ luật. Hầu hết các nhà lãnh đạo coi quyền tự do của nhân viên và quyền kiểm soát hoạt động là hai điều hoàn toàn đối lập trong nghiệp vụ quản lý. CEO, leader thường có xu hướng tập trung điều chỉnh hành vi của người lao động. Điều này vô tình giảm mức độ hài lòng, trung thành, sáng tạo và năng suất của nhân viên. Tuy nhiên, liệu tôn trọng sự tự do của họ có giúp cải thiện tình hình, hay sẽ gây ra tình trạng “vô tổ chức”?

Bằng cách phân tích rõ ràng về tự do và kỷ luật, ACheckin sẽ giúp các nhà lãnh đạo đưa ra được quyết định lựa chọn phong cách quản lý nhân viên tốt nhất vì lợi ích của công ty.

Kỷ luật không phải là cái chết của tự do

Tự do có thể mang nhiều ý nghĩa, nhưng ở môi trường công sở, nó có nghĩa là tin tưởng nhân viên có thể suy nghĩ và hành động độc lập. Nó cũng bao gồm việc cho phép họ nhận được sự hài lòng và thể hiện bản thân.

Cụ thể hơn, hầu hết nhân viên đều mong muốn có tiếng nói và được công nhận những gì họ làm. Điều này có thể khơi dậy sự trung thành, tính trách nhiệm và cải thiện hiệu suất.

Một quản lý sử dụng các phương pháp tạo động lực và tôn trọng tuyệt đối quyền tự do của nhân viên sẽ được nhiều người yêu thích. Nhưng theo thời gian, nhân viên bắt đầu mất đi sự tôn trọng với lãnh đạo nếu họ cảm thấy mọi thứ quá dễ dàng.

Chỉnh vì vậy, khái niệm phong cách quản lý “tự do trong khuôn khổ” đã ra đời và tỏ ra rất hiệu quả trong những trường hợp này.

Bằng cách kết hợp giữa tự do và kỷ luật, các nhà quản lý tạo ra sự cân bằng giữa quyền lợi của nhân viên và tổ chức. Điều này thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

Phong cách quản lý nhân sự tôn trọng tự do một cách lành mạnh

Tạo một môi trường tích cực

Một phần trách nhiệm của người quản lý là tạo ra môi trường làm việc tích cực, nơi nhân viên của bạn thích làm việc. Môi trường này được tạo nên bởi sự khuyến khích học tập, làm việc nhóm, phát triển cá nhân, bình đẳng, chia sẻ và lắng nghe.

Có mục tiêu rõ ràng

Đặt mục tiêu cho cá nhân, nhóm, công ty để giúp cả công ty và nhân viên đều phát triển. Bằng cách thúc đẩy cả một nhóm theo cùng một hướng, Leader sẽ thúc đẩy ý thức làm việc của nhân viên mạnh mẽ hơn.

Khuyến khích thường xuyên, công nhận thành tích

Sự ghi nhận và khuyến khích công khai, kịp thời sẽ thúc đẩy tinh thần một cách không ngờ. Ngay cả những lời khen nhỏ cũng giúp họ nỗ lực hơn nữa hoặc nhanh chóng bắt đầu hướng tới mục tiêu tiếp theo.

Phong cách quản lý nhân sự: kỷ luật hay tự do? 1

Chia sẻ lợi nhuận

Chia sẻ lợi nhuận của doanh nghiệp cho từng nhân viên có đóng góp xứng đáng giúp họ cảm nhận rõ ràng hơn giá trị của bản thân và sự ghi nhận cho công sức của họ. Đây là cách “không thể thực tế hơn” khi tổ chức muốn mang đến sự tự do cho nhân viên – tự do tài chính.

Yêu cầu sự phản hồi

Nhân viên của bạn sẽ cảm thấy tự do và được tôn trọng nếu họ được quyền nêu ra ý kiến cá nhân về những điều CEO, HR, tổ chức cần cải thiện.

Phong cách quản lý nhân sự kỷ luật tích cực

Có nội quy và quy chế rõ ràng

Vạch ra những hành động không được chấp nhận và hậu quả cho từng hành động được gọi là nội quy và quy chế. Nhân viên cần nhận thức được giới hạn của sự tự do bằng cách nêu rõ khả năng bị chấm dứt hợp đồng, bồi thường, luân chuyển vị trí, ngừng tăng lương,…

Cảnh báo theo mức độ tăng dần

Cho phép nhân viên phạm sai lầm và cơ hội để sửa chữa sau đó. Nên bắt đầu với lần vi phạm đầu tiên của họ bằng một lời cảnh báo riêng tư, kết hợp với sự hỏi thăm về bất kỳ lý do tác động bên ngoài để đưa ra biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Đào tạo thường xuyên, có mục đích

Môi trường làm việc quá cứng nhắc sẽ khiến nhân viên mất hứng thú khi đến công ty. Vì vậy, hãy áp dụng các biện pháp đào tạo để nhân viên có sự thay đổi tích cực hơn. Từ đó, doanh nghiệp không cần sử dụng các hình thức kỷ luật khắc nghiệt nữa mà vẫn đạt được mục đích.

Phong cách quản lý nhân sự: kỷ luật hay tự do? 3

Kỷ luật một cách tích cực

Hãy thường xuyên nhắc về những điều kỳ vọng mà bạn muốn thấy, không phải những điều cấm. Cách tiếp cận này giúp nhân viên không cảm thấy như họ đang bị chỉ trích hoặc bắt bẻ.

Kết luận

“Tự do trong khuôn khổ” là phong cách có sự kết hợp của tự do lành mạnh và kỷ luật tích cực. Phong cách quản lý này sẽ giúp nhà quản lý hướng nhóm của mình đến những kết quả thành công hơn.

Thêm vào đó, tùy thuộc vào văn hóa doanh nghiệp, ngành nghề và vị trí làm việc của nhân viên mà doanh nghiệp áp dụng phong cách quản lý phù hợp.

Đối với lĩnh vực sản xuất đòi hỏi sự đồng bộ, thời gian làm việc nghiêm túc thì quy định về thời gian làm việc cần có tính kỷ luật cao. Đối với phòng kinh doanh, marketing với đặc thù cần nhiều sáng tạo, doanh nghiệp nên áp dụng thật tốt môi trường tự do trong khuôn khổ.

Trên đây là những chia sẻ ngắn gọn của ACheckin về chủ đề “Phong cách quản lý nhân sự: tuân thủ kỷ luật hay tôn trọng tự do”. Chúng tôi rất mong chờ những chia sẻ của bạn về quan điểm, kinh nghiệm của bạn về phong cách quản lý đang được áp dụng hiệu quả trong doanh nghiệp. Cùng để lại comment trong bài viết nhé.

Mục lục