Phát triển mối quan hệ giữa HR và quản lý trong doanh nghiệp

Mục lục

Mối quan hệ giữa HR và quản lý trong doanh nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều sự căng thẳng. Những người quản lý thường nhìn nhận HR quá quy tắc, trong khi HR lại không cảm thấy quản lý đang làm tròn nhiệm vụ dẫn dắt, phát huy văn hóa công ty. Nhưng mối quan hệ này lại vô cùng quan trọng nếu doanh nghiệp mong muốn thành công. Cả hai phía đều cần đến nhau để hoàn thành công việc của mình.

Đây là lý do mà chúng tôi muốn tạo ra một thế giới – nơi mà HR có thể thúc đẩy, tạo động lực cho các cấp quản lý để kết nối, kiến tạo, truyền cảm hứng và dẫn dắt.

Xác định mục tiêu chung

Trước khi bước vào con thuyền chung, đội HR cần và các quan lý cần phải xác định được mục tiêu chung. Mục tiêu này không cần phải chung hay giống nhau đến 100% – điều này là không thể. Tuy vậy các mục tiêu cần phải chia sẻ chung một mục đích. Ví dụ là nâng cao sức khỏe tinh thần của nhân viên hay đa dạng, trẻ hóa đội ngũ nhân sự. Khi bạn không dành thời gian để xác định các điểm chung này, quản lý sẽ thấy HR như đang ngáng đường mình.

Phát triển mối quan hệ giữa HR và quản lý trong doanh nghiệp 1

Để hiện thực hóa điều này, HR nên có cho mình một chiến lược thu thập ý kiến nhân viên. Đây là công cụ hữu hiệu để lấy được tiếng nói của tập thể lớn. Với dữ liệu này bạn sẽ nhận biết được những điểm mà doanh nghiệp đang gặp khó khăn, và cả những điểm đang mạnh. Điều này làm HR có khả năng hỗ trợ các quản lý tốt hơn khi họ thực sự cần giúp và chia sẻ chung những mong muốn phát triển, các vấn đề cùng cần quan tâm.

Ngoài ra, các cuộc trao đổi trực tiếp cũng rất quan trọng. Nếu các quản lý và HR có thể cởi mở, minh bạch và sẵn sàng lắng nghe, đóng góp ý kiến cho nhau, thì đó là cách xây dựng lòng tin giữa hai bên nhanh nhất. Đồng thời, việc trao đổi giúp cả hai học được cách nhìn, tư duy quản trị, chia sẻ kiến thức.

Giảm thiểu các xung đột

Mặc dù sau khi đã thống nhất được mục tiêu chung, vẫn có thể xảy ra xung đột. Ví dụ, các quản lý và HR có thể có cách tiếp cận mục tiêu khác nhau, hoặc có ưu tiên chênh lệch nhau. Đây là điều vô cùng bình thường, nhưng cần phải công nhận là nó có xảy ra, sẽ xảy ra và tìm cách giảm thiểu ảnh hưởng nhiều nhất có thể.

Bạn nên làm rõ các trách nhiệm của các bên. Điều này sẽ gán nhiệm vụ và gợi tinh thần trách nhiệm cho cả hai phía và hạn chế chồng chéo công việc. Ví dụ, HR và quản lý nên chia rõ trách nhiệm, nhiệm vụ trong việc onboarding nhân viên mới. HR có thể nhận nhiệm vụ đưa ra chiến lược tổng thể và các quản lý sẽ thực hiện, lấy phản hồi và báo cáo HR. Đương nhiên không có một cách làm chung cho tất cả mọi việc, nhưng cần thiết phải có sự trao đổi thường xuyên giữa hai bên.

Bên cạnh đó, hãy đặt ra mong muốn thực tế, làm rõ các yêu cầu của hai bên để tránh hiểu lầm.

Phát triển mối quan hệ giữa HR và quản lý trong doanh nghiệp 2

Thấu hiểu chung

Để tạo ra sự thấu hiểu, nhìn nhận đúng vấn đề, đưa ra phương án phù hợp, thì HR cần tiếp cận các quản lý như một khách hàng và đối tác. Doanh nghiệp có nhiều nhu cầu, và các quản lý cũng có nhu cầu của riêng họ, và HR cần lèo lái giữa những điều đó và khiến chúng khớp được với nhau. Tương tự như vậy, các quản lỳ cần phải chia sẻ với HR những nhu cầu của họ và cách HR có thể giúp họ, và họ có thể giúp HR được điều gì.

HR cần cung cấp cho các quản lý những công cụ phù hợp. Bạn có thể sử dụng chính khảo sát nhân viên để tạo ra công cụ theo mong muốn cho các quản lý. Ví dụ như bạn nhận định một số quản lý gặp khó khăn trong các buổi họp 1-1, bạn có thể cung cấp cho họ các công cụ báo cáo, hướng dẫn chi tiết để họ thực hiện thành công.

Bạn cũng cần thống nhất một hệ thống công cụ/quy tắc/dữ liệu chung và bắt buộc phải có giữa HR và các quản lý. Tuy vậy cũng nới lỏng để các quản lý có thể tự chủ theo nhu cầu của họ, nếu phù hợp.

Hoàn thiện chu trình

Nếu thiếu đi sự trao đổi thông tin thường xuyên, bạn có thể dễ dàng nghĩ rằng bên kia đang không đóng góp vào quá trình. Đôi khi HR quá chủ động và đưa ra sự thay đổi mà các quản lý không biết, ngược lại, các quản lý cũng có hành động đóng góp vào mục tiêu chung, nhưng HR lại không biết. Đấy là lí do tại sao cần phải có cơ chế, quy trình truyền tải thông tin để kết nối giữa HR và các quản lý nhất là trong các công việc chung.

Phát triển mối quan hệ giữa HR và quản lý trong doanh nghiệp 3

Cả hai bên cần thống nhất một ngày để báo cáo chung. Việc này có thể đơn giản như các buổi họp hàng tháng hoặc chia sẻ nhanh trên các kênh giao tiếp thông dụng có mặt của tất cả thành viên liên quan.

Các khảo sát cũng nên được đưa vào sử dụng. Việc lấy ý kiến từ nhân viên tạo ra cơ hội cho HR và quản lý xích lại gần nhau, bàn luận và chia sẻ về kết quả, cũng như cùng nhau đưa ra các mục tiêu thay đổi tiếp theo.

Với cách làm phù hợp, HR và các quản lý hoàn toàn có thể có mối quan hệ tốt đẹp và đóng góp vào phát triển chung của tổ chức.

Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cách tiếp cận hợp lý để phát triển mối quan hệ giữa HR và quản lý trong doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo phần mềm Acheckin – giải pháp quản trị nâng cao trải nghiệm nhân sự hàng đầu tại Việt Nam!

Đăng ký dùng thử miễn phí tại đây 

Mục lục