Đừng nhầm lẫn “số hóa” và “chuyển đổi số”

Mục lục

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số với những biến chuyển liên tục đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức cần phải cập nhật và không ngừng ứng dụng công nghệ trong sản xuất để có thể thích ứng, hội nhập và đón đầu xu hướng.

Cụm từ “số hóa”, “chuyển đổi số” ngày càng trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, liệu doanh nghiệp của bạn đã thực sự “chuyển đổi số” hay mới đang ở bước “số hóa”?. Đâu là điểm khác biệt giữa 2 khái niệm này? Trong bài viết này, bạn hãy cùng ACheckin tìm hiểu những thông tin cơ bản về Số hoá và Chuyển đổi số, cùng với đó là sự khác biệt giữa hai khái niệm này. 

1. Số hoá là gì?

Số hoá là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để chuyển đổi những thứ không phải là kỹ thuật số thành định dạng hoặc thao tác kỹ thuật số.

Ví dụ: Scan tài liệu giấy và lưu nó thành các định dạng tài liệu kỹ thuật số (dạng PDF, word chẳng hạn). Thêm vào đó, thay vì nhập những dữ liệu checklist trên giấy thì nhập dữ liệu lên các app, bản thu âm và quay phim rồi chuyển thành những dạng file kỹ thuật số.

Đừng nhầm lẫn "số hóa" và "chuyển đổi số" 1

Hiện nay số hóa thường được áp dụng trong doanh nghiệp dưới hình thức số hóa dữ liệu lưu trữ. Việc ứng dụng những phương pháp hiện đại, công nghệ số sẽ giúp đơn giản hoá quá trình tìm kiếm và lưu trữ thông tin. Đây là bước đệm quan trọng cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp trong tương lai.

2. Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số là việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào các hoạt động của doanh nghiệp, tận dụng công nghệ để tạo mới hoặc sửa đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và văn hóa tổ chức. Chuyển đổi số doanh nghiệp giúp nâng cao trải nghiệm nhân sự đồng thời cung cấp những giá trị mới cho khách hàng và tăng vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

Đừng nhầm lẫn "số hóa" và "chuyển đổi số" 2Ngày nay, một số lĩnh vực như: marketing, ngân hàng, dịch vụ (F&B, retail)……đã và đang áp dụng Chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh và đạt được những hiệu quả cao.

Xem thêm: ACheckin X Appota Pay: Đồng Hành Cùng Doanh Nghiệp Bứt Phá Mạnh Mẽ Hậu Covid 

3. Sự khác biệt giữa số hoá và chuyển đổi số?

Vậy đâu là những khác biệt giữa số hóa và chuyển đổi số? Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì khi “số hóa” và chuẩn bị cho hành trang trở thành “doanh nghiệp số”.

Từ khái niệm đã phân tích, có thể hiểu số hoá là ứng dụng công nghệ để thay đổi quy trình, các thao tác làm việc. Nói cách khác, số hóa là việc thay đổi cách thức lưu trữ dữ liệu và bản thân những dữ liệu này không hề có gì thay đổi. Điều đó giúp thay đổi một phần quy trình nhưng không tối ưu được hoàn toàn hoạt động, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong khi đó chuyển số số đòi hỏi doanh nghiệp cần có chiến lược lâu dài, cần chuẩn bị vững chắc về mặt thân – tâm – thể – trí để cùng đón đầu với sự thay đổi từ mô hình kinh doanh, đến tổ chức và con người của doanh nghiệp đó. Dựa trên các dữ liệu và quy trình số hoá, chuyển đổi số sẽ làm thay đổi hoàn toàn mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược phù hợp để tối ưu năng suất. 

Đừng nhầm lẫn "số hóa" và "chuyển đổi số" 3

Tuy nhiên, dù là quá trình “số hóa” hay “chuyển đổi số” thì con người vẫn là nhân tố quan trọng, là yếu tố then chốt góp phần vào thành công của tổ chức, doanh nghiệp. Để quá trình trở thành doanh nghiệp số bền vững và hiệu quả, mỗi tổ chức cần xây dựng và thực thi những chiến lược cụ thể, hình thành sự đồng bộ trong bộ máy vận hành của tổ chức. Đặc biệt, từ lãnh đạo tới nhân viên cần chuẩn bị cho mình tâm thế và hành trang vững chắc để thích ứng với mọi sự thay đổi. 

Hành trình trở thành “doanh nghiệp số” là quá trình thay đổi và diễn tiến liên tục, không phải ngày một ngày 2 là nhìn thấy kết quả. Vì vậy, doanh nghiệp cần kiên trì để hiện thực hoá nó, liên tục cải tiến và tối ưu hóa quy trình để vững bước trong thời “bình thường mới”, trong kỉ nguyên VUCA đầy biến động. 

Mục lục