Lương tháng 13 là đề tài nóng hổi đối với cả doanh nghiệp lẫn người lao động vào mỗi dịp cuối năm. Tuy nhiên về cách tính lương tháng 13 như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Vì thế chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.
Lương tháng thứ 13 là gì?
Tháng lương thứ 13 chưa có một thuật ngữ hay quy định cụ thể nào cả. Nó được coi như là một khoản do người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm đó.
Lương thưởng tháng 13 thường được thể hiện trên các văn bản như thưởng, phạt, quy chế lương, hợp đồng lao động….
Trong quá trình áp dụng, doanh nghiệp và người lao động cần phải chú ý một số điểm như sau:
– Lương tháng 13 không phải là khoản tiền thưởng Tết Nguyên Đán, phụ thuộc vào quy chế thưởng riêng của từng doanh nghiệp.
– Lương tháng thứ 13 không phải là khoản bắt buộc người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động. Nếu tình hình kinh doanh không tốt hoặc mức độ hoàn thành công việc chưa đạt thì người lao động có thể sẽ không nhận được khoản này.
– Lương tháng thứ 13 có thể khác nhau và không có định mức cụ thể.
Cách tính lương tháng 13 như thế nào?
Lương tháng 13 là phần tiền thưởng mà doanh nghiệp sẽ phải chi cho người lao động. Vì vậy, các đơn vị sẽ áp dụng cách tính tùy theo từng trường hợp khác nhau. Điều này dựa vào cơ chế, năng lực tài chính cũng như cơ cấu nhân sự trong công ty, sau đây là một số điều kiện và cách tính tiền lương tháng 13 tại các doanh nghiệp.
Tiêu chí áp dụng:
Thông thường tùy từng công ty sẽ đưa ra thời điểm ký kết lao động, thỏa ước cũng như quy chế riêng mà họ sẽ đưa ra điều kiện về khoản tiền thưởng. Điều này còn dựa vào kết quả làm việc của người lao động và mức tăng trưởng doanh thu của công ty. Đây là chính sách riêng của các doanh nghiệp nhằm thu hút nguồn lực và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.
– Người lao động có ký kết với doanh nghiệp bằng các văn bản như hợp đồng lao động có thời hạn, không xác định thời hạn.
– Người lao động có thời gian làm việc từ 1 tháng trở lên liên tục tính đến thời điểm áp dụng lương tháng 13.
– Người lao động vẫn còn tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp đến thời điểm tính lương tháng 13.
Cách tính lương tháng thứ 13
Nếu người lao đọng đáp ứng đủ những tiêu chí thì sẽ được tính lương tháng thứ 13 dựa vào số tháng làm việc trong 1 năm tại doanh nghiệp.
- Người lao động làm đủ 12 tháng sẽ được hưởng tháng lương thứ 13 tính bằng bình quân của 12 tháng lương trong năm tính thưởng.
- Nếu người lao động chưa làm đủ 12 tháng thì sẽ được hưởng lương tháng 13 theo tỷ lệ số tháng làm việc trong 1 năm. Công thức: THƯỞNG THÁNG THỨ 13 = M/12 x TLTB
Trong đó:
– M: Là thời gian người lao động làm việc trong năm tính thưởng
– TLTB: Là tiền lương trung bình tính theo thời gian người lao động làm việc
Ví dụ: Bạn Nguyễn Văn A làm việc tại công ty B từ tháng 3/2021 với số lương 10 triệu đồng/tháng. Tính hết tháng 12/2021, bạn A làm được 10 tháng.
Lương tháng thứ 13 của bạn A = 10/12×10 = 8,3 triệu đồng.
Ngoài ra một số doanh nghiệp còn áp dụng cách tính lương tháng 13 theo lương tháng 12 tức là: Mức lương tháng 13 = Mức lương tháng 12.
>>> Đọc thêm: Hướng dẫn cách tính lương cho doanh nghiệp
Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến lương tháng 13
Trong quá trình tính lương, bạn sẽ gặp phải một số vấn đề thắc mắc nên chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể như sau:
Câu hỏi: Doanh nghiệp có bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho người lao động không?
Trả lời:
Về mặt pháp luật có quy định và ghi nhận về khái niệm lương tháng 13. Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019, tiền thưởng của người lao động sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và không phải khoản tiền bắt buộc. Chính vì thế mà công ty không bắt buộc chi trả lương tháng 13 cho nhân viên.
Bản chất đây là mức thưởng nên nhà nước sẽ không quy định cụ thể phải trả cho người lao động. Mà điều này sẽ phụ thuộc vào điều kiện sản xuất kinh doanh. Cũng như thỏa ước của hai bên trước khi thực hiện ký hợp đồng lao động.
Tuy nhiên theo căn cứ 104 Bộ Luật Lao Động 2019 thì doanh nghiệp cần đáp ứng việc trả lương tháng 13 cho người lao động khi thỏa mãn 2 điều kiện dưới đây:
- Doanh nghiệp đã ban hành quy chế thưởng hợp pháp, công bố công khai quy chế tại nơi làm việc.
- Người lao động đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện thưởng Tết trong quy chế thưởng đã được công bố trước đó.
Câu hỏi: Xử lý doanh nghiệp thế nào nếu không trả lương tháng 13?
Trả lời:
Nếu doanh nghiệp thuộc trường hợp bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho người lao động như đã phân tích phía trên nhưng nếu không thực hiện cũng không có bất kỳ chế tài xử phạt nào.
Hiện nay, pháp luật lao động chỉ quy định 2 hành vi xử phạt hành chính liên quan đến thưởng. Cụ thể tại điểm a, e khoản 1 điều 15 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 2 triệu đến 5 triệu khi có các hành vi sau:
- Quy chế thưởng không được minh bạch, rõ ràng ngay ban đầu
- Không tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động khi xây quy chế thưởng.
Câu hỏi: Lương tháng 13 có tính đóng bảo hiểm xã hội?
Trả lời: Theo Công văn 560/LĐTBXH-BHXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động không bao gồm tiền lương tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm.
Câu hỏi: Lương tháng 13 có bị tính vào khoản phải đóng thuế TNCN?
Trả lời: Theo điểm a khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công được coi là thu nhập chịu thuế.
Vì lương tháng 13 là một khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công nên lương tháng 13 cũng thuộc diện tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
Câu hỏi: Lương tháng 13 có phải thưởng tết không?
Trả lời: Khoản tiền lương tháng 13 không phải là thưởng Tết. Tại một số công ty mức thưởng hai khoản này được tách biệt nhau. Nhưng trong một vài doanh nghiệp lương tháng 13 sẽ gộp cùng thưởng Tết. Vì thế lương tháng 13 như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy chế của doanh nghiệp.
Những đãi ngộ khác bên cạnh lương tháng 13
Chính sách lương thưởng luôn là vấn đề được người lao động quan tâm. Đây cũng là điều mà doanh nghiệp chú trọng để đảm bảo quyền lợi cho nhân viên mình. Thế nhưng để làm phong phú hơn chế độ phúc lợi, cũng như nâng cao hiệu quả thu hút nhân tài các doanh nghiệp sẽ bổ sung một số đãi ngộ sau:
- Lộ trình thăng tiến rõ ràng: Cung cấp cho nhân viên môi trường học hỏi và phát triển bản thân. Với lộ trình rõ ràng giúp họ nhìn thấy tiềm năng phát triển cũng như có hội nghề nghiệp trong tương lai. Từ đó tạo động lực phấn đấu và hoàn thiện chính bản thân mình.
- Chế độ khen thưởng hấp dẫn: Doanh nghiệp nên ghi nhận nỗ lực, cống hiến của nhân viên kịp thời. Giúp họ cảm thấy bản thân được công nhận và đánh giá cao khi đó hiệu suất công việc cũng sẽ được cải thiện.
Để có thể xây dựng đãi ngộ chính xác, hợp lý bạn cần hiểu đúng nhu cầu của nhân viên.
ACheckin – Phần mềm chuẩn hóa quy trình tính lương cho nhân viên
Nếu doanh nghiệp đang muốn triển khai các chế độ đãi ngộ nhân viên hiệu quả thì chiến lược sẽ là không đủ. Bạn sẽ cần thêm phần mềm tính lương công nghệ tiên tiến chuẩn hóa quy trình này.
Doanh nghiệp có thể tham khảo ACheckin – giải pháp giúp doanh nghiệp gỡ rối khi quản lý nhân sự. Phân hệ ACheckin cung cấp hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống lương thưởng, phúc lợi chuyên nghiệp, đồng thời quản lý và tính tổng lương tháng 13 dễ dàng.
Phần mềm tập trung vào việc tối ưu tự động hóa việc chấm công, tính lương và quản lý hồ sơ nhân sự. ACheckin – Phần mềm đảm bảo được quyền lợi nhân viên được nhiều doanh nghiệp tin dùng.
Sự tin dùng của 3500++ doanh nghiệp Việt là minh chứng cho chất lượng và dịch của ACheckin. Phần mềm nhân sự ACheckin mang đến giải pháp số hóa phòng nhân sự với chi phí rất cạnh tranh.
Đăng ký trải nghiệm thử ngay tại đây để ACheckin được chung tay và đồng hành cùng sự phát triển doanh nghiệp của bạn.