Lương 3P là gì? Vì sao lại có lương 3P? Cách tính lương 3P như thế nào? Công thức tính lương 3P ra sao?… là câu hỏi của rất nhiều người hiện nay. Để giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi này, Blog news.acheckin xin được trình bày chi tiết bên dưới bài viết sau.
Song song với việc phát triển nhân sự, bộ phận HR cùng doanh nghiệp luôn luôn phải tìm ra giải pháp tính lương hiệu quả nhất vừa để đảm bảo thu nhập cho người lao động vừa giữ chân nhân tài vừa cân bằng các khoản chi và lợi nhuận. Lương 3P là một trong số cách tính lương phổ biến hiện nay tại các công ty, doanh nghiệp.
1. Lương 3P là gì?
Hệ thống lương 3P là một phương pháp tính lương cho nhân viên dựa trên sự kết hợp của 3 yếu tố cơ bản như sau:
– P1 (Pay for Position): Trả lương cho vị trí của công việc. Doanh nghiệp bỏ ra một số tiền cố định để trả cho một chức năng cụ thể. Hay còn gọi là lương cứng.
– P2 (Pay for Person): Trả lương cho năng lực của người giữ vị trí công việc. Tức là việc dùng kết quả đánh giá năng lực nhân sự để định ra số tiền tương ứng với năng lực đó.
– P3 (Pay for Performance): Trả lương cho kết quả đạt được của người giữ vị trí công việc. Đây là cách thưởng bằng tài chính cho nhân viên khi năng suất làm việc của họ ở mức tốt, đáp ứng các chỉ tiêu đặt ra và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
So với cách tính lương truyền thống thì cách tính lương 3P chú trọng vào việc trả lương đúng với năng lực và giá trị người lao động mang lại cho doanh nghiệp chứ không mang tính quan liêu, cảm tính như trước đây.
2. Mục tiêu của lương 3P
- Đảm bảo công bằng: Hệ thống lương 3P giúp người lao động giải thích được thắc mắc những sự chênh lệch về lương ở các vị trí hay các nhân viên khác nhau. Điều này có thể nhìn thấy rõ ràng ở thang bảng điểm để xác định P1 (Position – Vị trí) và P2 (Person – Năng lực). Ngoài ra, hình thức tính lương này hạn chế được việc đánh giá nhân viên hoàn toàn dựa vào bằng cấp bởi yếu tố P3 (Performance – Kết quả). Hệ thống mang lại giải pháp win-win cho cả doanh nghiệp và nhân viên.
- Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên: Nhờ hệ thống lương 3P, nhân viên có thể theo dõi được tiến độ làm việc cũng như năng suất để điều chỉnh cho phù hợp với tổ chức. Vì vậy, trách nhiệm và sự chủ động trong công việc của người lao động được cải thiện nếu muốn đảm bảo mức thu nhập như mong muốn.
- Thu hút và giữ chân nhân tài: Với mức lương thưởng xứng đáng với năng lực và sự cố gắng của nhân viên, doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân đúng người. Điều này giúp tổ chức tránh được việc lãng phí quỹ lương vào nhân sự làm việc với hiệu suất không cao.
3. Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng hệ thống lương 3P
Trả lương theo phương pháp 3P có thể góp phần tạo nên một môi trường khuyến khích nhân viên phát triển vì có những chế độ, chính sách tương xứng với năng lực và những thành tích của nhân viên. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp doanh nghiệp thu hút cũng như giữ chân người tài.
3.1 Về phía doanh nghiệp
- Minh bạch và công bằng: Hệ thống lương 3P giúp doanh nghiệp giải thích được sự chênh lệch về lương của các nhân viên. Đồng thời, công ty hạn chế phải trả lời những câu hỏi khiếu nại về lương thưởng của nhân viên. Chỉ cần cách thức tính lương 3P được xây dựng khoa học và công khai trong nội bộ, nhân viên có thể hiểu và phấn đấu để đạt được thành tích tốt hơn.
- Khai thác tối đa khả năng của nhân viên: Thay vì chỉ đảm bảo hoàn thành những công việc đã được giao như trước kia, hệ thống lương 3P khuyến khích nhân viên bằng cách trả lương cao hơn cho những người làm việc hiệu quả và đạt nhiều thành tích. Từ đó, nhân viên có động lực phấn đấu và có những mục tiêu riêng cho bản thân. Hơn nữa, việc sử dụng hệ thống lương 3P còn góp phần gắn kết cá nhân với mục tiêu chung của tổ chức.
- Chuẩn hóa quy trình, hệ thống tính lương: Mặc dù khi mới bắt đầu triển khai lương 3P sẽ gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian tính toán hơn bình thường, nhưng sẽ có hiệu quả trong dài hạn. Đồng thời, việc này cũng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô, hạn chế sai sót cũng như khiếu nại của nhân viên.
3.2 Về phía nhân viên
- Tự đánh giá năng lực của bản thân: Dựa vào những chỉ số và kết quả công việc thực tế, nhân viên có thể nhìn nhận đúng khả năng và hiệu suất làm việc của mình. Từ đó, họ sẽ có kế hoạch, phương hướng để điều chỉnh cũng như nâng cao kiến thức, kĩ năng để đáp ứng được nhu cầu công việc.
- Tạo động lực phấn đấu: Những thông tin minh bạch, chính sách công bằng được công khai, giúp nhân viên nắm bắt và nhận thức rõ ràng ngay từ đầu. Từ đó, họ có thể tự đặt mục tiêu cho bản thân để đạt được mức thu nhập như mong muốn, giúp họ không chỉ tiết kiệm thời gian thắc mắc các vấn đề về chính sách mà nhân viên còn có thể chủ động hơn trong công việc.
4. Cách tính lương 3P như thế nào?
Như đã nói ở trên, lương 3P góp phần tạo ra sự công bằng, minh bạch trong việc tính lương nên nó sẽ được tính dựa trên 3 yếu tố:
P1 (Postiton) – Vị trí làm việc
Doanh nghiệp có thể dựa vào những tiêu chí sau để đưa ra mức lương P1:
– Tính chất công việc và nội dung công việc
– Áp lực công việc
– Trách nhiệm trong công việc
– Điều kiện làm việc
– Mức chi phí trung bình mà nhân viên phải tiêu hao để hoàn thành công việc
Các yếu tố này không cố định mà sẽ thay đổi tùy thuộc vào khả năng của doanh nghiệp, tính chất công việc, nhu cầu của thị trường….
Nguồn ảnh: abcoach
P2 (Person) – Năng lực cá nhân
Đây cũng chính là đặc điểm để phân biệt mức lương cao hay thấp khi các nhân viên cùng làm ở 1 vị trí làm việc. Năng lực khác nhau sẽ dẫn đến sự khác biệt về mức lương.
Tiêu chí để đánh giá thường là: Bằng cấp, năng lực làm việc, kỹ năng mềm….
P3 (Performent) – Hiệu suất, năng suất làm việc
Ngoài vị trí làm việc, năng lực cá nhân ra thì hiệu suất công việc cũng là một trong 3 tiêu chí đặc biệt quan trọng để doanh nghiệp đánh giá, trả lương cho nhân viên trong thời điểm hiện nay. Giá trị này được tạo ra được đo đếm bằng tiền mà cá nhân mang lại cho doanh nghiệp. P3 cũng thay đổi theo thời gian chứ không cố định tại một thời điểm nào.
Một số tiêu chí đánh giá P3 có thể kể đến như: Doan thu, doanh số, sáng chế, chất lượng việc hoàn thành, đầu việc đã hoàn thành….
Như vậy công thức chung của 3P: Số tiền lương nhân viên nhận được trong tháng là: P1 (vị trí) + P2 (năng lực) + P3 (kết quả)
5. ACheckin – Phần mềm tính lương 3P chính xác, thuận tiện cho doanh nghiệp
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại phần mềm tính lương với những tính năng hiện đại. Tuy nhiên, để tìm phần mềm vừa có chi phí hợp lý vừa có hiệu quả sử dụng cao là một thách thức lớn.
ACheckin – cung cấp trọn bộ giải pháp để góp phần số hóa bộ phận hành chính nhân sự. Đặc biệt, phần mềm được thiết kế linh hoạt, tối ưu theo từng lĩnh vực như: start-up, bán lẻ, kinh doanh nhà hàng khách sạn, F&B, kinh doanh dạng chuỗi,…
Không chỉ tính lương nhanh chóng, chính xác, phần mềm nhân sự ACheckin còn tích hợp thêm rất nhiều những tính năng hữu ích khác có thể kể đến như:
- Hỗ trợ đa dạng kịch bản: 5 hình thức chấm công linh hoạt (QR code, CamerAI, Wifi, Vị trí, chấm công từ xa) và 6 kịch bản tính lương (thời gian, ngạch bậc, khoán, hoa hồng, sản phẩm và lương 3P) chỉ với 1 lần thiết lập duy nhất.
- Dễ dàng xếp ca, xoay ca và lịch làm việc, linh hoạt trong việc điều chỉnh thời gian làm việc
- Check-in, check-out theo thời gian thực, dữ liệu được hiển thị chính xác 100% ngay trên ứng dụng điện thoại.
- Liên kết dữ liệu chấm công với tính lương để hạn chế xảy ra sai sót, gian lận. Tự độngt ính lương, tạo bảng lương và phiếu lương ngay trên phần mềm.
- Cung cấp tính năng hỗ trợ ứng lương thuận tiện
- Hồ sơ nhân sự, hợp đồng lao động được quản lý và sắp xếp khoa học trên phần mềm.
- Gắn kết nhân viên qua bộ tính năng PR nội bộ: truyền đạt thông tin, giao tiếp hiệu quả với bảng tin nội bộ, cá nhân hóa lời chào hàng ngày, ghi nhận thâm niên và cống hiến của nhân sự.
- Nâng cao trải nghiệm nhân viên: Với tính năng Gameteam – team building online mang đến trải nghiệm mới mẻ, không nhàm chán và kết nối tất cả nhân viên cho dù đang ở bất cứ nơi đâu.
- Kiểm soát nguồn lực và tài nguyên doanh nghiệp qua bộ tính năng quản lý văn phòng (canteen, phòng họp, hệ thống wifi)
- Giao diện thân thiện với người dùng, dễ sử dụng và tiết kiệm thời gian làm quen với phần mềm
ACheckin luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc số hóa và nâng cao hiệu suất làm việc của bộ phận hành chính nhân sự. Ứng dụng công nghệ trong quá trình làm việc không chỉ tiết kiệm đến 50% thời gian mà còn tối ưu hiệu quả và độ chính xác nghiệp vụ của HR.
>>> Đăng ký ngay để trải nghiệm sử dụng phần mềm hoàn toàn miễn phí tại đây.
>>> Đừng bỏ lỡ: TOP 10 phần mềm tính lương tốt nhất 2023 & các tiêu chí khi lựa chọn phần mềm
6. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến trả lương 3P
Mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm khác nhau nên khi triển khai hệ thống lương 3P có thể sẽ cho ra kết quả khác nhau, hoặc là thuận lợi hoặc là tồn tại khó khăn bất cập.
Câu hỏi: Doanh nghiệp như thế nào phù hợp để áp dụng hệ thống lương 3P?
Trả lời: Dù ở bất kỳ quy mô, lĩnh vực nào, nếu muốn hướng tới môi trường lương thưởng công bằng và minh bạch thì doanh nghiệp của bạn đều có thể áp dụng 3P.
Lưu ý: Nên thử nghiệm trước khi đưa vào thực hiện trên quy mô lớn
Câu hỏi: Triển khai hệ thống 3P có cần một nhân sự chuyên môn cao không?
Trả lời: Nếu tổ chức của bạn đã có một người chịu trách nhiệm về lương thưởng & chế độ phúc lợi hoặc người có năng lực nghiệp vụ tương đương thì bạn không cần phải lo khi triển khai.
Lưu ý: Hệ thống lương cơ bản chưa được chuẩn hóa thì nên thực hiện đánh giá lại năng lực của nhân viên.
Câu hỏi: Sai lầm phổ biến khi xây dựng hệ thống 3P là gì?
Trả lời: P1 tưởng chừng như đơn giản nhưng trên thực tế lại là phần khó khăn vì chúng ta thường có xu hướng làm P1 theo quan sát và cảm tính cá nhân, không có cơ sở xác thực. Trong khi đó P2 làm nền tảng cho P2 và P3 nên nếu P1 chưa chuẩn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến P2, P3.
Câu hỏi: Lương P3 do bộ phận nào chịu trách nhiệm xây dựng?
Trả lời: Lương P3 (lương hiệu quả) do bộ phận HR triển khai và các trưởng bộ phận phối hợp đánh giá nhưng cần có sự giám sát của phòng Tài chính nhằm đảm bảo phù hợp với quỹ lương của công ty.
Câu hỏi: Lương đóng bảo hiểm bao gồm P1, P2 hay cả 3P?
Trả lời: Theo quy định chung, mức đóng bảo hiểm được tính dựa trên lương cố định. Vì thế hãy xem xét khoản nào là lương cố định thì khoản đó lấy làm lương đóng bảo hiểm và không phân biệt P1, P2 hay P3.
>>> Đọc thêm: Hướng dẫn doanh nghiệp cách tính lương cơ bản mới nhất 2023
Trên đây chúng tôi đã đưa ra một số kiến thức về lương 3P là gì, hiệu quả như thế nào, cách tính lương 3P ra sao và giải đáp câu hỏi thắc mắc về hệ thống lương 3P. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho cá nhân lẫn doanh nghiệp.