Có thể thấy rằng việc hình thành và phát triển đã khó nhưng duy trì văn hóa doanh nghiệp (VHDN) lại càng khó hơn. Tại sao? Có nhất thiết phải duy trì? Những nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình ấy?
Văn hóa là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa ăn sâu bám rễ, chi phối thói quen, phong cách, suy nghĩ, tình cảm, hành vi, mục đích của một tập thể. Nó được ví như đứa con tinh thần, phần hồn, là yếu tố cốt lõi không thể thiếu được trong mỗi công ty.
Tại sao phải duy trì văn hóa doanh nghiệp?
Văn hóa là đứa con tinh thần. Vậy có nhất thiết phải duy trì hay không? Căn cứ vào đâu để khẳng định việc duy trì văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng?
Thứ nhất: Văn hóa luôn tồn tại, phát triển song hành với doanh nghiệp. Ngay sau khi công ty ra đời thì các giá trị, mục tiêu, sứ mệnh, triết lý, niềm tin, thói quen, nếp nghĩ, khẩu hiệu…. dần được hình thành, nhất quán, lặp đi lặp lại từ năm này qua năm khác theo sự lớn mạnh của doanh nghiệp. Bởi vậy cho nên duy trì văn hóa cũng chính là duy trì doanh nghiệp.
Thứ hai: Văn hóa giống như kim chỉ nam dẫn dắt mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Chính vì nó được khẳng định là yếu tố cốt lõi của một tổ chức nên ban lãnh đạo cấp cao sẽ truyền cảm hứng cho nhân viên và lấy đó làm định hướng trọng tâm cho các chiến lược phát triển.
Thứ ba: Văn hóa được kết tinh từ các giá trị riêng biệt giúp nâng tầm giá trị doanh nghiệp, dùng để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp kia. Nói cách khác thì văn hóa là thứ nhận diện thương hiệu tốt nhất cho nên duy trì là việc bắt buộc phải làm.
Nhắc đến văn hóa của Twitter, người ta sẽ nghĩ ngay đến những cuộc họp ở tầng áp mái (roof-top), các hoạt động cộng đồng, coi trọng bình đẳng giới….. Hay như văn hóa của Google nhấn mạnh vào yếu tố thẳng thắn với nhân viên, tuyển dụng người có tâm có tài, liên tục đổi mới, môi trường thân thiện với thú cưng. Còn ông hoàng mạng xã hội Facebook lại chú trọng vào trải nghiệm nhân viên hơn. Toàn bộ nhân viên được làm việc trong một không gian mở thoáng đãng, nhiều cầy xanh, khu đồ ăn miễn phí trong văn phòng và đặc biệt họ còn bố trí đồ trong văn phòng, tiệm cafe….
Thứ tư: Văn hóa giống như chất keo dính vững chắc giữa các thành viên với nhau, là đòn bẩy hữu hiệu để hoàn thành các mục tiêu chung. Đồng thời giúp nhân viên hiểu được những giá trị cốt lõi của công ty và giá trị của bản thân họ đang đóng góp một cách rõ ràng nhất. Nếu không duy trì văn hóa thì liệu những mắt xích ấy có thể gắn kết lâu dài? Có thể hoàn thành mục tiêu đã đặt ra?
Thứ năm: Văn hóa có thể thay đổi, có thể điều chỉnh theo thời gian, bối cảnh, xu thế đang diễn ra nhưng các yếu tố cơ bản nhất cần được duy trì. Có như thế, bức tranh mang đậm màu sắc cá tính của công ty mới hoàn chỉnh.
Qua đây chúng ta có thể thấy: Dù thế nào đi chăng nữa thì việc xây dựng văn hóa phải luôn đi kèm với duy trì, thay đổi phù hợp với chiến lược của công ty.
4 nhân tố quan trọng trong duy trì văn hóa doanh nghiệp
Để có thể duy trì lâu dài văn hóa, doanh nghiệp cần phải nắm vững 4 yếu tố cơ bản sau:
Khả năng lãnh đạo
Người lãnh đạo cao nhất vừa đóng vai trò sáng lập vừa đóng vai trò tạo dựng, thay đổi và duy trì văn hóa. Họ chính là người trực tiếp đặt nền móng cho sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu… của công ty nên phong cách lãnh đạo quyết định mạnh mẽ đến văn hóa.
Tuyển dụng đúng người
Con người – tài sản quý giá nhất đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp đồng thời là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến văn hóa nội bộ. Vì vậy khi tiến hành tuyển dụng, ngoài năng lực cũng như kinh nghiệm chuyên môn, hãy quan tâm xem họ có thực sự phù hợp với các giá trị của công ty để gắn bó lâu dài không nhé.
Quá trình hòa nhập với tổ chức
Không ai có thể thích ứng ngay lập tức với định hướng và VHDN, họ cần một thời gian để làm quen dần dần. Quá trình này gọi là cơ hội sàng lọc nhân viên. Nếu nhân viên mới cảm thấy không phù hợp với văn hóa của tổ chức, họ sẽ tự bỏ mình ra.
Luôn giữ sự khác biệt
Như chúng tôi đã nhắc đến ở phần trên, văn hóa dùng để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp kia, là nét đặc trưng duy nhất để nhận diện thương hiệu. Hơn nữa trong thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ như hiện nay, VHDN còn là lợi thế cạnh tranh lớn tạo nên sự khác biệt vững chắc nhất.
Văn hóa tạo nền móng cho sự phát triển lâu dài. Duy trì văn hóa doanh nghiệp đồng nhất với duy trì sự phát bền vững của doanh nghiệp.
Nếu bạn cần một giải pháp xây dựng, duy trì, thúc đẩy văn hóa nội bộ trong công ty hiệu quả nhất thì hãy dùng thử ứng dụng ACheckin xem sao nhé.