Chiến lược quản trị con người hậu Covid 19

Danh mục bài viết

Đại dịch Covid 19 đã gây ra một làn sóng khủng hoảng ở hầu hết mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Cụm từ “Covid 19” không chỉ dừng lại ở những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất năm 2020 mà khi 2021 đang dần qua đi, thì những hiểm họa và hậu quả từ đại dịch thế kỉ này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Trong hiện tại và cả tương lai, thì câu chuyện “sống chung” với dịch sẽ là điều tất yếu. Chính vì thế, nguồn nhân lực và câu chuyện quản trị con người hậu Covid trở thành một vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Dưới đây là 7 thay đổi và xu hướng của nguồn nhân lực trong tương lai mà các nhà lãnh đạo cần dự đoán để đưa ra những chiến lược thích ứng phù hợp. 

Làm việc từ xa

Dưới tác động của dịch bệnh, lệnh giãn cách xã hội được ban hành thì các chính sách làm việc từ xa (remote work) hay làm việc tại nhà (work from home) trở nên phổ biến. Nỗi lo lắng lớn nhất đối với các nhà lãnh đạo/doanh nghiệp trong quản trị con người chính là kiểm soát hiệu suất làm việc của nhân viên khi chuyển sang hình thức này. Tuy nhiên, theo Báo cáo Khảo sát hiệu quả làm việc từ xa tại Việt Nam được ACheckin công bố năm 2020, khoảng 74% nhân viên tham gia khảo sát phản ánh, họ không có cảm nhận tiêu cực khi làm việc tại nhà.

Chiến lược quản trị con người hậu Covid 19 1

Các chiến lược được đề xuất cho doanh nghiệp:

  • Xây dựng bộ kĩ năng mới thích ứng và đảm bảo năng suất lao động khi làm việc từ xa, bao gồm khả năng sử dụng các công cụ chuyển đổi số.
  • Điều chỉnh vai trò & cách thức lãnh đạo phù hợp với đội ngũ làm việc từ xa
  • Thiết kế quy trình làm việc & khối lượng công việc linh hoạt khi hoạt động từ xa
  • Quản lý hiệu suất công việc bằng những phương pháp phù hợp
  • Xây dựng lại các quy trình: tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự phù hợp với thời kì và quy mô nhân sự tại doanh nghiệp

Quản trị nhân sự bằng dữ liệu người lao động

Không thể phủ nhận rằng, làm việc từ xa đã mang lại nguồn cung dữ liệu khổng lồ qua sự gia tăng sử dụng các nền tảng xã hội, sàn TMĐT, các dịch vụ giao hàng tại nhà,…Tại doanh nghiệp, các nguồn dữ liệu thụ động này chủ yếu đến từ: đăng nhập/đăng xuất trên các thiết bị, email/liên lạc nội bộ, định vị và theo dõi vị trí,.. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo sức khỏe, khai báo ý tế trực tuyến là hình thức được chính phủ và các tổ chức khuyến nghị.

Chiến lược quản trị con người hậu Covid 19 2

Trước thực tế này, việc đồng bộ và quản lý nhân sự tại doanh nghiệp bằng dữ liệu là việc làm vô cùng cần thiết, vừa giúp tiết kiệm thời gian qua đó đảm bảo sự minh bạch, chính xác trong tổ chức và vận hành.

Các chiến lược được đề xuất cho doanh nghiệp:

  • Cải thiện khả năng lưu trữ dữ liệu, quản lý, phân tích trong quy trình quản trị con người.
  • Quản lý hiệu suất công việc qua phân tích dữ liệu trong việc đánh giá suất và hiệu suất, xếp hạng, phần thưởng
  • Thúc đẩy khả năng quản lý con người (văn hóa, cảm xúc, hiệu quả) dựa trên phân tích dữ liệu.

Vai trò xã hội của doanh nghiệp

Covid 19 khẳng định rõ nét hơn vai trò xã hội của doanh nghiệp, đặc biệt trong việc cụ thể và chi tiết hóa các chính sách về mức lương tối thiểu, kiểm tra ngày phép hoặc thúc đẩy bình đẳng giới trong công sở.

Hậu Covid, các tổ chức/ doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ cá nhân, đẩy mạnh việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của nhân viên. Ngoài ra, việc hỗ trợ vật chất và tinh thần trong giai đoạn ảnh hưởng bởi đại dịch (hỗ trợ làm việc từ xa,…) cũng là một trong những việc làm được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Lao động không chính thức

Thời đại công nghệ 4.0 cho phép người lao động và doanh nghiệp “sáng tạo” đa dạng các hình thức làm việc. Tương tự như làm việc từ xa, ở một số nghề nghiệp hiện tại cũng xuất hiện các vị trí như freelancers (người lao động tự do). Trước tình hình chịu ảnh hưởng tiêu cực về mặt tài chính của nhiều doanh nghiệp, hình thức lao động không chính thức (tự do) được các nhà tuyển dụng ưa chuộng hơn vì không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn có thể linh hoạt “thay thế” vai trò của các vị trí chính thức trong một vài trường hợp.

Chiến lược quản trị con người hậu Covid 19 3

Các chiến lược được đề xuất cho doanh nghiệp:

  • Sự xuất hiện của các kỹ năng quan trọng đối với các vị trí không chính thức, nhằm duy trì & đảm bảo hiệu quả công việc
  • Điều chỉnh và thiết lập các quy trình tuyển dụng và quản trị con người các vị trí nhân viên không chính thức
  • Quản trị nhân sự hậu Covid doanh nghiệp cần có những chính sách cụ thể trong việc đánh giá, trả lương đối với hình thức làm việc này

Mức độ quan trọng của kỹ năng

Nếu trong giai đoạn trước, mỗi kỹ năng sẽ tương ứng với một vai trò/ nhiệm vụ khác nhau trong tổ chức thì hậu Covid, thì các kĩ năng quan trọng đối với 1 doanh nghiệp lại được xác định trên mô hình: Cá nhân ở các vị trí quan trọng – Cá nhân với các kỹ năng quan trọng – Cá nhân đóng vai trò quan trọng trong quy trình làm việc.

Trước sự thay đổi này, doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược quản trị con người linh hoạt như: tạo động lực giúp nhân viên phát triển đa kĩ năng, định hướng và thúc đẩy lộ trình phát triển cho đội ngũ kế cận, tăng cường đào tạo kĩ năng cứng, kĩ năng mềm cho các thành viên đảm nhận vị trí chủ chốt.

Chiến lược quản trị con người hậu Covid 19 4

Khả năng phục hồi của doanh nghiệp

Trước giai đoạn bùng nổ của dịch bệnh, mục tiêu của quản trị con người chủ yếu góp phần vào mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi tình hình thế giới hoàn toàn bị động trước loại virus thế kỷ, việc đưa doanh nghiệp đi qua dịch bệnh và duy trì sự bền vững trong giai đoạn sau này là quan trọng hơn hết.

Bạn nên xem thêm: Cách đưa doanh nghiệp và nhân viên trở lại làm việc sau Covid

Các chiến lược được đề xuất cho doanh nghiệp:

  • Mô hình hóa các kỹ năng cần thiết đối với nhân viên và cung cấp các khóa học/ đào tạo phù hợp ngay khi điều kiện thay đổi.
  • Thiết lập các vai trò, cấu trúc, quy trình tập trung vào kết quả hơn là nhiệm vụ nhằm đảm bảo tính linh hoạt và phản hồi
  • Thu thập dữ liệu để hỗ trợ các quyết định về nguồn lực và xác định thông tin quan trọng để quyết định khi nào cần thay đổi hoặc điều chỉnh một quy trình.
  • Tạo cơ hội cho nhân viên tiếp xúc với đa dạng nhiệm vụ hơn để thúc đẩy kỹ năng cần thiết của họ.

Thế giới liên tục thay đổi, và nhân loại buộc phải cập nhật liên tục những xu thế mới và thích ứng với tình hình cụ thể mang tính toàn cầu và khu vực. Đối với doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, thì việc định hướng và đưa ra các chiến lược cụ thể thời hậu Covid là đặc biệt quan trọng. Việc nắm bắt kịp thời các xu hướng để điều chỉnh toàn diện sẽ giúp chúng ta thích ứng nhanh chóng và phù hợp hơn trong mô hình quản trị con người đang đổi mới này.

Bài viết có tham khảo từ jobhopin

Bài viết liên quan

Tung Leo
Tung Leo
Tùng Leo là chuyên gia tư vấn C&B tại ACheckin.vn. Anh ấy có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn khung lương, thưởng cho nhiều doanh nghiệp, đồng thời Tùng Leo cũng đóng góp nhiều bài viết chất lượng cho chuyên mục Lương & Thưởng của Blog ACheckin.vn

Đọc thêm

Hoạch định nguồn nhân lực là gì và vì sao quan trọng?

Hoạch định nguồn nhân lực là gì? Đây là một hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp để điều chỉnh chiến lược nhân sự phù hợp với sự thay đổi của mục tiêu kinh doanh. Đây có thể là...

Phần mềm tính lương theo KPI: Bắt mạch và chữa căn bệnh gì?

Sử dụng phần mềm tính lương theo KPI đang trở thành xu hướng mới và được hầu hết doanh nghiệp Việt Nam ưa chuộng. Lý do vì phần mềm đã góp phần giải quyết bài toán nan giải. Cụ...

KPI là gì? Cách tính KPI phổ biến nhất tại doanh nghiệp hiện nay

KPI đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp. Thuật ngữ này không quá xa lạ với các cá nhân, phòng ban trong tổ chức. Tuy nhiên số người hiểu rõ bản chất của...

Theo dõi để nhận thông tin độc quyền

Kiến thức, kinh nghiệm, xu hướng mới nhất về quản tị nhân sự.