Cách tính lương khoán? Lương khoán có phải đóng BHXH?

Mục lục

Là một trong những hình thức trả lương phổ biến hiện nay ở các doanh nghiệp. Kiến thức về lương khoán, cách tính lương khoán, lương khóa có phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) hay không rất được người lao động quan tâm.

Tiền công hay tiền lương là số lượng tiền tệ mà người thuê/sử dụng lao động phải trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc theo như hợp đồng lao động thỏa thuận giữa 2 bên.

Lương khoán là gì và cách tính lương khoán

Tùy từng loại hình, tính chất công việc mà chủ doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức trả lương phù hợp. Cùng với trả lương theo thời gian, lương theo sản phẩm, theo doanh thu… thì trả lương khoán cũng là một trong số các hình thức trả lương thông dụng nhất hiện nay vì nó đảm bảo công bằng và khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

Cách tính lương khoán? Lương khoán có phải đóng BHXH? 1

Cho tới hiện tại thì pháp luật không có nội dung quy định chi tiết rõ ràng về khái niệm lương khoán. Dựa trên một số yếu tố, chúng ta có thể tạm hiểu như sau:

Lương khoán (thuật ngữ tiếng Anh: Payroll) là một hình thức trả lương cho người lao động dựa vào số lượng, khối lượng, chất lượng các công việc đã hoàn thành. Tiền lương khoán được trả phải căn cứ vào khối lượng công việc, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành công việc.

Ta có công thức tính lương khoán là:

Lương = Mức lương khoán x Tỷ lệ (%) hoàn thành công việc

Ví dụ sau sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn. Bạn là một nhà thiết kế ảnh, một đối tác là bên A thuê bạn design 5 bức ảnh với giá 10 triệu. Nếu bạn hoàn thành đủ khối lượng, đúng thời gian, yêu cầu chất lượng thì bạn sẽ được nhận đủ tiền công theo thỏa thuận là 10 triệu đồng. Còn nếu bạn chỉ hoàn thành 50% thì bạn chỉ được nhận 5 triệu đồng.

Cách tính lương khoán? Lương khoán có phải đóng BHXH? 2

Lương khoán có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, lương khoán cũng là một hình thức trả lương của doanh nghiệp dựa trên khối lượng công việc, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành công việc.

Điều 6, quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quy định:

Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Bên cạnh đó, theo các quy định tại Quy trình thì:

– Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 2 Điều 6. Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng. (khoản 2 Điều 15)

Cách tính lương khoán? Lương khoán có phải đóng BHXH?3

– Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6. (khoản 1 Điều 18)

Do vậy, tiền lương khoán theo hợp đồng lao động là tiền lương được sử dụng làm căn cứ để đóng các loại bảo hiểm xã hội và các bảo hiểm khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. 

Chúng tôi hi vọng rằng qua bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về lương khoán là gì, cách tính lương khoán và vấn đề lương khoán có phải đóng BHXH hay không. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy comment xuống bài viết để được giải đáp nhé.

Nguồn bài: Tổng hợp 

Mục lục