7 phương pháp tính lương chính xác và nhanh chóng

7 Cách tính lương chính xác| Hướng dẫn tính lương 2023

Mục lục

Với mỗi doanh nghiệp, lương luôn ảnh hưởng đến việc giữ chân nhân sự, tìm kiếm nhân sự giỏi. Bên cạnh đó, cách tính lương cơ bản có minh bạch, rõ ràng hay không là chìa khoá để cho nhân sự luôn vui vẻ, hài lòng. Chính công việc này, khiến cho C&B hay HRM luôn căng thẳng mỗi thực hiện tính lương. Cùng ACheckin để giảm thiểu sự căng thẳng bằng 7 phương pháp tính lương mới.

1. Tầm quan trọng

Kế toán tiền lương hay C&B đóng vai trò quan trọng trong việc tính lương, đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi tham gia doanh nghiệp. Mỗi tháng tính lương sẽ cần độ chính xác cao, yêu cầu họ cẩn thận, tỉ mỉ.  Để có được phương pháp tính lương hiệu quả sẽ cần quy trình, cơ chế lương phù hợp. 

Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp cần nắm chắc các yếu tố tính lương cơ bản như sau:

  • Mức lương và mức bảo hiểm đã thoả thuận với người lao động trong HĐLĐ
  • Bảng chấm công hàng ngày 
  • Cơ chế lương và chu kỳ tính lương của doanh nghiệp 
  • Hình thức trả lương 
  • Chính sách thưởng của doanh nghiệp
  • Phần mềm tính lương đang sử dụng

Đặc biệt, với mỗi nhân sự kế toán tiền lương cần nắm chắc các khái niệm cơ bản khi thực hiện quy trình tính lương gồm:

  • Thang lương là cấu trúc lương bao gồm ngạch lương và hệ số lương, dựa vào đó doanh nghiệp tính toán việc chi trả tiền lương, nâng lương định kỳ cho người lao động.
  • Chế độ lương là cách thức tính lương cụ thể mà doanh nghiệp áp dụng cho việc tính lương 
  • Kỳ lương là các kỳ hạn trả lương của doanh nghiệp được ghi trong hợp đồng lao động.  hưởng lương lao động có thể theo giờ, ngày, tuần tháng nhưng quy định chung khi trả lương ít nhất 15 ngày được trả một lần
  • Bảng lương là văn bản tổng hợp toàn bộ lương của người lao động, các hạng mục cụ thể gồm ngạch lương, hệ số mức lương chuẩn và bậc lương thâm niên

Tầm quan trọng việc tính lương cho doanh nghiệp

Tìm hiểu thêm 

2. Phương pháp tính lương chính xác và hiệu quả 

a. Theo sản phẩm

Lương theo sản phẩm là hình thức tính lương dựa vào số lượng sản phẩm mà người lao động hoàn thành. Doanh nghiệp cần xây dựng được định mức khoán sản phẩm và xác định đơn giá trên sản phẩm theo khoảng thời gian nhất định. 

Công thức tính lương: Lương sản phẩm = số lượng sản phẩm hoàn thành * đơn giá sản phẩm

Tính lương theo sản phẩm

b. Theo thời gian

Cách tính lương theo thời gian là hình thức tính lương phổ biến tại các doanh nghiệp.Hình thức trả lương theo thời gian được quy định tại Điều 96 Bộ luật lao động năm 2019 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Xem thêm: https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=201967

c. Theo tháng

Lương theo tháng sẽ được trả mỗi tháng một lần hoặc nửa tháng một lần theo hợp đồng lao động ký kết của người lao động và doanh nghiệp. Khoản lương này được ấn định vào thời gian định kỳ trả lương của công ty. 

Tính lương theo tháng sẽ được trả mỗi tháng một lần hoặc nửa tháng một lần

a. 3 căn cứ tính tiền lương gồm:

  • Thời gian thực tế người lao động
  • Mức tiền lương thoả thuận theo hợp đồng
  • Số ngày công chuẩn trong tháng/ số ngày quy định trong tháng 

b. Công thức tính tiền lương:

Tiền lương theo tháng = [(Tiền lương thỏa thuận + Các khoản phụ cấp)/số ngày đi làm quy định trong tháng ]x số ngày làm việc thực tế

Theo căn cứ luật lao động, thì số ngày đi làm quy định trong tháng có thể bắt buộc giống nhau là 24 ngày hoặc 26 ngày. Ngoài ra, số ngày đi làm quy định được tính theo cách lấy số ngày của tháng trừ đi số ngày nghỉ hàng tuần (ít nhất 24 giờ liên tục). 

Do đó, có 2 phương pháp tính tiền lương:

  • Phương pháp 1: Tiền lương theo tháng = [(Tiền lương thỏa thuận + Các khoản phụ cấp) : (24 hoặc 26)] x số ngày đi làm thực tế

Số 24 ngày hoặc 26 ngày là quy định trong hợp đồng lao động đã được thoả thuận 2 bên giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Ví dụ: Chị Nga, công ty ACheckin thoả thuận hợp đồng lao động là: thời gian đi làm 26 ngày/tháng; mức lương thoả thuận: 10.000.000đ/tháng. Tháng 1/2022 có 31 ngày được nghỉ ngày 1/1, và 5 ngày chủ nhật, chị Nga đi làm đầy đủ, không nghỉ ngày nào.

Tiền lương tháng 1: 10.000.000/26*(31-5-1)= 9.615.385 đ

  • Phương pháp 2: Tiền lương theo tháng = [(Tiền lương thỏa thuận + Các khoản phụ cấp)] : (số ngày trong tháng – số ngày nghỉ hằng tuần) x số ngày đi làm thực tế

Ví dụ: Chị Nga, công ty Acheckin có thỏa thuận trong hợp đồng lao động: thời gian đi làm quy định bằng số ngày trong tháng trừ đi số ngày nghỉ hằng tuần mức lương thoả thuận: 10.000.000đ/tháng. Tháng 1/2022 có 31 ngày được nghỉ ngày 1/1, và 5 ngày chủ nhật, chị Nga đi làm đầy đủ, không nghỉ ngày nào.

Tiền lương tháng 1: 10.000.000/(31-5-1)*(31-5-1) =10.000.000đ

d. Theo tuần

Nếu hợp đồng lao động giữa người lao động và sử dụng lao động tính lương theo tuần thì lương tính theo công thức sau:

Tiền lương theo tuần = (Tiền lương theo tháng x 12 tháng) : 52 tuần

e. Theo ngày

  • Nếu hợp đồng lao động cam kết trả lương theo ngày, công thức sẽ như sau:

Tiền lương trả cho 1 ngày làm = Tiền lương cả tháng : Số ngày làm việc bình thường trong tháng đó.

Trong đó: số ngày làm việc của tháng được doanh nghiệp quy định theo cơ sở của pháp luật 

  • Nếu hợp đồng trả lương theo ngày của tuần, công thức sẽ gồm

Tiền lương trả cho 1 ngày = Tiền lương tuần : Số ngày làm việc trong tuần.

Trong đó: Số ngày làm việc trong tuần là số ngày được 2 bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục mỗi tuần. Do đó, số ngày làm việc bình thường của người lao động là 6 ngày. Còn một số doanh nghiệp nghỉ thứ 7, chủ nhật sẽ là 5 ngày làm việc

f. Theo giờ làm việc

Công thức tính lương theo giờ:

Tiền lương trả cho 1 giờ = Tiền lương ngày : 8 giờ

Trong đó: 08 giờ là số giờ làm việc bình thường trong ngày của người lao động theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019.

g. Lương khoán

Lương khoán sẽ được tính dựa trên:

  • Khối lượng hoàn thành công việc theo đúng chất lượng
  • Thời gian công việc
  • Đơn giá lương khoán.

Đây là cách tính giúp người lao động có thành tích cao trong công việc. Công thức tính lương khoán:

Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % sản phẩm hoàn thành

3.  Một số trường hợp đặc biệt 

a. Tính lương làm thêm vào ngày thường cho lao động

Vào ngày thường, lương làm thêm sẽ được tính 150% so với mức lương hàng ngày cho 26 ngày công. Thông thường sẽ tính lương bằng cách nhân với số giờ thực tế làm:

Lương làm thêm 1 giờ ngày bình thường = (Lương cơ bản của ngày * 150%) : 8

Ví dụ:  Chị Mai có mức lương cơ bản là 10.000.000đ cho 26 ngày công, lương cơ bản theo ngày: 384.615đ.  Lương làm thêm cho một giờ: (384.615*150%): 8 = 72.155

b. Tính lương làm thêm vào ngày chủ nhật

Với các ngày chủ nhật, thông thường lương sẽ là 200% so với các ngày thường.  Người lao động sẽ được hưởng lương gấp đôi so với ngày thường. Công thức tính lương cơ bản như sau:

Lương ngày chủ nhật = Lương cơ bản của ngày *200%

Ví dụ: Theo ví dụ trên, lương ngày chủ nhật  = 384.615*200% =769.231

c. Tính lương làm thêm vào ngày Lễ, Tết 

Với ngày nghỉ Lễ, Tết có lương, lương làm thêm sẽ ít nhất 300% so với mức lương hằng ngày. Công thức tính lương sẽ như sau:

Lương ngày làm thêm = Lương cơ bản *300%

Ví dụ: Theo ví dụ trên, lương ngày làm thêm = 384.615*300% = 1.153.846 đ

Tính lương là công việc quan trọng liên quan đến quyền lợi người lao động. Chính bởi vậy, doanh nghiệp cần xác định chính xác cách tính lương phù hợp và hiệu quả ngay khi ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Các quy trình tính lương, phiếu tính lương cần được rõ ràng, minh bạch với người lao động. Hi vọng bài viết là một bảng hướng dẫn cách tính lương hiệu quả, giúp doanh nghiệp góc nhìn tổng quan về tính lương cơ bản.

Mục lục