Bỏ túi những kinh nghiệm quản lý nhân sự hiệu quả nhất

Mục lục

Một người lãnh đạo tuyệt vời không chỉ giỏi năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp tốt mà còn phải làm cho nhân viên nể phục. Để thực hiện được điều đó, bạn cần đến kinh nghiệm quản lý nhân sự quý báu sau đây.

Kinh nghiệm về quản lý nhân sự được tích lũy từ những việc nhỏ nhất như giao tiếp, xử lý mâu thuẫn, phân công công việc, công nhận thành tích….. Cùng tham khảo chi tiết với chúng tôi nhé!

Giao tiếp thông minh

Bỏ tủi những kinh nghiệm quản lý nhân sự hiệu quả nhất 1

Người xưa có câu: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Thay vì quát mắng, to tiếng thì bạn hãy học cách giao tiếp thông minh với nhân viên cấp dưới của mình bằng thái độ nhẹ nhàng, từ tốn. Đồng thời nhất quán, trung thực trong từng lời nói, hành động để nhân viên có thể tin tưởng noi theo.

Nhận trách nhiệm

Rất nhiều trường hợp Leader tìm cách đổ lỗi, thoái thác trách nhiệm khi nhân viên của mình mắc sai lầm. Biểu hiện chứng tỏ bạn là một người quản lý chưa tốt, một người quản lý thất bại, thậm chí bị xem thường.

Người lãnh đạo tốt là người biết nhận trách nhiệm với cấp trên khi xảy ra sự cố. Chưa biết nhân viên trong team mắc sai ở đâu, sai như nào thì bạn cũng nên đứng ra nhận lỗi trước rồi sau đó mới tìm hiểu ngọn nguồn. Đừng  sợ mất uy tín mà bán rẻ nhân viên vì họ là người của mình.

Xây dựng môi trường làm việc công bằng

Chốn công sở là nơi xảy ra thị phi, những mâu thuẫn nhiều nhất. Theo kinh nghiệm quản lý nhân sự của lãnh đạo thành công thì môi trường làm việc rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của mỗi cá nhân. Biết được điểm mạnh điểm yếu của từng người, đối xử công bằng, thưởng phạt phân minh, phân công công việc hợp lý là cách tốt nhất để nhân viên noi theo, tâm phục khẩu phục.

Bỏ túi những kinh nghiệm quản lý nhân sự hiệu quả nhất 2

Ví dụ, trong một team nhỏ có 4 người, nhưng Leader chỉ đặc biệt quan tâm đến 2 thành viên kia, thường xuyên tỏ thái độ bực bội, khó chịu với người nhân viên còn lại mặc dù nhân viên ấy không làm gì có lỗi. Với cách ứng xử “thiên vị” như thế thì liệu rằng bạn nhân viên có dành sự tôn trọng cho Leader? liệu họ có cảm thấy vui vẻ khi phải làm trong một môi trường như vậy?

Lên tiếng đúng lúc, giải quyết xung đột thông minh

Trong một nhóm không thể tránh khỏi việc xảy ra mâu thuẫn do bất đồng về ý kiến cá nhân. Những xung đột này rất dễ khiến công việc và tinh thần trong nhóm bị giảm sút. Để giải quyết tình trạng này, người quản lý nên đặt ra các quy định chung nhằm duy trì môi trường làm việc và luôn lắng nghe ý kiến từ hai phía.

Bỏ túi những kinh nghiệm quản lý nhân sự hiệu quả nhất 3

Phát huy thế mạnh và công nhận thành quả

Tìm cách khơi nguồn những thế mạnh của nhân viên, đặt họ đúng chỗ, đúng khả năng đồng thời tạo cơ hội mới cho nhân viên, trao cho họ quyền tự lãnh đạo để họ có thể bộc lộ hết tố chất của bản thân là cách giúp nhân viên làm việc hiệu quả nhất.

Khi nhân viên đã phát huy thế mạnh và mang lại hiệu quả cao thì người quản lý cũng nên công nhận thành quả và tìm cách khen thưởng xứng đáng để họ có tinh thần làm việc hơn. Đừng tiếc một lời khen, một lời động viên cho nhân viên của mình nếu họ thực sự làm tốt. Hãy cho họ biết họ chính là một phần không thể thiếu đối với sự thành công của một doanh nghiệp.

Luôn học hỏi, thừa nhận sai lầm

Không ngừng học hỏi, thừa nhận sai lầm và dẹp bỏ cái “tôi” cá nhân là kinh nghiệm quản lý nhân sự quan trọng được rất nhiều bậc quản lý rút ra.

Một nhà hiền triết đã từng nói: “Người ta không mắc sai lầm vì dốt mà vì tưởng là mình giỏi”. Học hỏi thêm kiến thức, trau dồi kỹ năng chuyên môn, dám thử cái mới, biết nhận ra điểm yếu của bản thân để khắc phục, học hỏi từ chính nhân viên của mình…. mới thực sự là lãnh đạo tốt.

Quan tâm tới đời sống của nhân viên

Bỏ túi những kinh nghiệm quản lý nhân sự hiệu quả nhất 4

Sự quan tâm vừa đủ để nhân viên cấp dưới cảm thấy bạn không quá “tọc mạch”. Khi họ gặp khó khăn trong công việc, hãy hỏi họ cần giúp đỡ gì không và cho họ những lời khuyên đúng đắn. Khi họ gặp một vài rắc rối trong cuộc sống, hãy tìm cách sốc lại tinh thần cho cả đội. Hãy cho cấp dưới của bạn thấy bạn là người có thể tin tưởng được.

Là quản lý cũng là người đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mọi người nhiều nhất. Bạn nên trau dồi học hỏi thêm nhiều kỹ năng lãnh đạo khác, đặc biệt là tích lũy kinh nghiệm quản lý nhân sự nhân viên.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Tại sao quản lý nhân sự bằng công nghệ thông tin lại cần thiết?

Mục lục