Một trong những điều người lao động quan tâm nhất là lương và mức lương đóng bảo hiểm xã hội bởi đây sẽ là điểm tựa cho họ khi gặp những rủi ro không thể lường trước. Vì thế, việc tham gia BHXH giúp người lao động yên tâm hơn và tập trung hơn vào công việc cũng như cuộc sống hiện tại.
Việc xây dựng và theo dõi bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ quan trọng của phòng kế toán – nhân sự. Bài viết này sẽ giúp các bạn nắm được những thông tin cơ bản về BHXH.
1. Bảo hiểm xã hội là gì?
Theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội là một khoản hỗ trợ cho người lao động trong thời gian không có khả năng lao động như: bị đau ốm, trong thời kì thai sản, bị tai nạn lao động hay hết tuổi lao động.
Chế độ hưởng bảo hiểm xã hội một lần là một trong những quyền lợi mà người tham gia BHXH được hưởng. Nó quy định về việc trả một số tiền cố định cho người lao động đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội, nhưng dừng đóng bảo hiểm xã hội sau 1 năm và không đủ điều kiện nhận lương hưu. Mục đích của chế độ bảo hiểm xã hội một lần là cung cấp một phần hỗ trợ tài chính cho người lao động trong những tình huống khó khăn hoặc khi họ không đủ điều kiện nhận các chế độ bảo hiểm xã hội khác.
Khoản tiền này có thể được tính dựa trên một số tiêu chí như: số năm tham gia đóng bảo hiểm, mức đóng bảo hiểm và các quy định cụ thể của hệ thống bảo hiểm xã hội. Bộ phận HR, kế toán có thể sử dụng công thức hoặc phần mềm tính bảo hiểm xã hội để tính toán một cách nhanh chóng và chính xác.
2. Vì sao người lao động nên tham gia bảo hiểm xã hội?
Một trong những chính sách an sinh của Chính phủ là bảo hiểm xã hội với mục đích là đảm bảo thu nhập khi người lao động xảy ra những biến cố không may trong cuộc sống. Những lợi ích mà người lao động sẽ được nhận nếu tham gia bảo hiểm xã hội có thể kể đến như:
- BHXH hỗ trợ tài chính khi bạn ốm đau, bệnh tật
- Quyền lợi khi bạn mang thai và sinh con
- Khi xảy ra tai nạn lao động, BHXH sẽ trợ giúp tùy vào mức độ thương tật
- Quyền lợi BHXH khi đã về hưu
- Được quyền rút BHXH 1 lần
- Người tham gia BHXH khi mất cũng sẽ được trợ cấp
Mỗi quyền lợi kể trên đều có những quyền lợi ràng buộc đi kèm và mức tiền hưởng sẽ phụ thuộc vào cả số tiền đóng BHXH cũng như hình thức tham gia của người lao động. Nhìn chung, bạn sẽ nhận được nhiều quyền lợi nếu tham gia đóng BHXH càng nhiều với thời gian càng lâu.
Đọc thêm: Công thức tính tiền lương bình quân khi tham gia BHXH
3. Phân biệt BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện
Căn cứ vào chương III, chương IV luật BHXH Việt Nam 2014, ACheckin giúp bạn phân biệt 2 khái niệm phổ biến về BHXH này
Xem thêm: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Luat-Bao-hiem-xa-hoi-2014-259700.aspx
Tiêu chí | Bảo hiểm xã hội bắt buộc | Bảo hiểm xã hội tự nguyện |
Đối tượng tham gia | – Người làm việc theo hợp đồng lao động – Cán bộ, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân, quân đội nhân dân – Người hoạt động không chuyên trách ở xã phường, thị trấn – Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. |
Đối tượng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, từ 15 tuổi trở lên và là công dân Việt Nam |
Chế độ được hưởng | – Ốm đau – Thai sản – Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp – Hưu trí – Tử tuất |
– Hưu trí – Tử tuất |
Trách nhiệm tham gia | Người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm | Công dân tự đăng ký tham gia BHXH tại cơ quan |
Mức BHXH cần đóng | – Người lao động: 9% mức lương – Người sử dụng lao động: 18.5% mức lương |
Người tham gia BHXH tự nguyện đóng 22% mức lương hàng tháng (không quá 20% lương cơ sở) |
Kỳ đóng BHXH | Các kỳ đóng BHXH: – 3 tháng – 6 tháng – 12 tháng – Trong trường hợp đi công tác nước ngoài, đóng trước 1 lần theo thời hạn |
Các kỳ đóng BHXH: – Hàng tháng – 3 tháng – 6 tháng – 12 tháng – Một lần cho nhiều năm sau với mức thấp hơn mức đóng hàng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hàng tháng |
4. Các khoản phụ cấp cần phải đóng BHXH
Tất cả người lao động đều có quyền và nghĩa vụ đóng BHXH để có thể nhận được lợi ích từ bảo hiểm. Trong doanh nghiệp, nhân viên không chỉ được nhận lương mà còn được nhận một vài khoản phụ cấp tùy theo cơ chế và chính sách của doanh nghiệp đó.
Theo khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nhà nước đã quy định: Tiền lương hàng tháng là khoản bắt buộc phải đóng BHXH.
- Mức lương theo chức danh hoặc công việc
- Dựa vào thỏa thuận của 2 bên để xác định các khoản phụ cấp lương:
- Các khoản phụ cấp liên quan đến: điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, tính chất phức tạp công việc,…
- Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc:
- Phụ cấp chức vụ, chức danh
- Phụ cấp trách nhiệm
- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Phụ cấp thâm niên
- Phụ cấp khu vực
- Phụ cấp lưu động
- Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự
- Các khoản bổ sung khác được trả thường xuyên mỗi kỳ lương và có thể xác định được mức tiền cụ thể ứng với thỏa thuận trong hợp đồng lao động
5. Giấy tờ cần chuẩn bị cho người tham gia BHXH lần đầu
Một số giấy tờ cơ bản cần chuẩn bị khi tham gia BHXH lần đầu:
- Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội/điều chỉnh thông tin theo mẫu TK3 – TS
- Danh sách chi tiết NLĐ đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BH tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (theo mẫu D02 – TS)
- Bảng kê thông tin (theo mẫu D01-TS)
- Hợp đồng lao động ký với người lao động
- Sổ hộ khẩu, căn cước công dân của người lao động
Lưu ý:
- TK3-TS: Dành cho những doanh nghiệp cần đăng ký mã đơn vị lần đầu
- D02-TS: Kê khai danh sách lao động tham gia BHXH
- TK1-TS: Dành cho những người lao động chưa có mã số BHXH
- D01-TS: TTổng hợp các loại hồ sơ, giấy tờ của doanh nghiệp với mục đích truy thu những trường hợp khai báo tăng muộn
6. Quy trình tham gia bảo hiểm xã hội
Cá nhân hoặc đơn vị tham khảo quy trình 5 bước tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, giấy tờ theo yêu cầu
- Bước 2: Nếu doanh nghiệp chưa có mã BHXH thì cần đến cơ quan bảo hiểm và nộp tờ khai TK3-TS (Đơn vị sẽ nhận được mã BHXH trong 1-7 ngày làm việc kể từ khi nộp).
- Bước 3 : Doanh nghiệp điền thông tin, biểu mẫu và hồ sơ theo yêu cầu để thông báo tăng số lượng người lao động tham gia BHXH lần đầu
- Bước 4: Nộp những hồ sơ đó cho cơ quan BHXH
- Bước 5: Cơ quan BHXH cấp số bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế sau không quá 05 ngày làm việc
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH và nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ phụ thuộc vào giấy phép đăng ký kinh doanh.
7. Phần mềm ACheckin tích hợp sẵn bảo hiểm xã hội
Để hỗ trợ việc tính toán BHXH, doanh nghiệp có thể tham khảo phần mềm ACheckin. Ngay trong phần mềm ACheckin có tính hơp sẵn cách tính bảo hiểm xã hội kèm theo thông tin luật bảo hiểm mới nhất. Ngoài ra ACheckin còn có:
- Lưu trữ hồ sơ và dữ liệu nhân sự một cách toàn diện
- Dễ dàng lưu trữ và tìm kiếm. An toàn và bảo mật
- Hạn chế việc thất thoát giấy tờ, hồ sơ quan trọng
- Quản lý dữ liệu từ hợp đồng, đơn từ, quyết định bổ nhiệm,… tập trung, chỉ trên 1 phần mềm
Trên đây là một số thông tin cơ bản về định nghĩa, cách tính, điều kiện tính bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đăng ký trải nghiệm phần mềm ACheckin miễn phí ngay tại đây.